Nổ điện thoại sạc qua đêm: 2 lý do phổ biến nhất dẫn đến những vụ chết người thương tâm và cách phòng chống
Mới đây, thông tin về một bé gái mới chỉ 14 tuổi tại Kazakhstan vừa tử vong do điện thoại bất ngờ phát nổ trong khi ngủ đã khiến dư luận hết sức bàng hoàng. Mặc dù đây không phải trường hợp đầu tiên trên thế giới xảy ra, thế nhưng những tai nạn như vậy vẫn luôn đem đến một cảm xúc giật mình xen lẫn nuối tiếc - giật mình vì nó có thể xảy đến với bất kỳ ai và bất kỳ lúc nào, nuối tiếc bởi xác suất thương tích có thể đã được giảm đi ít nhiều nếu như chúng ta kịp trang bị đầy đủ hết những kiến thức cần thiết về an toàn thiết bị khi sạc pin.
Hình ảnh chiếc điện thoại của cô bé xấu số.
Vậy đâu là những điều quan trọng nhất cần nắm rõ về sạc pin qua đêm mà ai cũng nên thuộc nằm lòng để không tự gây nguy hiểm tới tính mạng của chính mình cũng như mọi người xung quanh?
Lý thuyết cơ bản về sạc pin điện thoại qua đêm, sạc trong thời gian dài liên tục
Giờ đây, cấu tạo pin Lithium-ion hiện đại đã khác xa so với thế hệ pin cũ của thập kỷ trước, mang đến rất nhiều thuận tiện cho người dùng. Một trong những ưu điểm lớn nhất là việc chúng ta không cần phải dùng cho kiệt quệ rồi sạc dài một lần đầy ắp lên 100% như cách ngày xưa. Thay vào đó, thói quen này đã lỗi thời, nhường chỗ cho cách làm nhẹ nhàng và thoải mái hơn: Tha hồ rút/cắm sạc điện thoại luân phiên thường xuyên, sạc theo quãng ngắn ngay khi rảnh tay sẽ giúp ích tốt hơn thay vì sạc dài. Đó là cách để kéo dài và tối ưu hoá chu kỳ sạc của pin Lithium-ion.
Dĩ nhiên, việc sạc dài liên tục đối với pin Lithium-ion ngày nay cũng hoàn toàn vô hại, chỉ là không thông minh và hiệu quả tiện lợi nhất. Hầu hết smartphone ra đời những năm trở lại đây luôn có một chip và mạch điện riêng ở phần cổng sạc, xử lý điện tích dung nạp vào máy, nhận biết tình trạng pin đầy. Thậm chí, chính củ sạc của nhiều hãng cũng có một con chip độc lập riêng, tăng cường khả năng kiểm soát ở cả 2 chiến tuyến đầu cuối. Tất cả những thành phần này sẽ tự kiểm soát và điều hoà điện năng, thậm chí ngắt sạc khi thấy pin đầy hoặc sạc không tương thích.
Lý do làm tăng nguy hiểm cho sạc điện thoại liên tục qua đêm
Dựa vào những kiến thức trên, nhìn chung có 2 nguyên nhân dễ xảy ra nhất khiến cho những tai nạn cháy nổ điện thoại xảy ra khi sạc lâu dài, đặc biệt là qua đêm khi ngủ.
- Chất lượng pin sạc/củ sạc bị ảnh hưởng ngoài dự kiến: Như đã đề cập, hầu hết các smartphone ngày nay đều có những đầu chip xử lý điện tích thông minh, đảm bảo an toàn cho chủ nhân sử dụng.
Thế nhưng, tiêu chuẩn an toàn đó sẽ bị phá vỡ dễ dàng nếu những bộ phận liên quan bị tác động sai sót - thay pin kém chất lượng, pin dùng lâu ngày xuống cấp, củ sạc hàng giả, va đập mạnh nơi gắn pin, hoặc điện thoại đời cũ chưa có tính năng của pin hiện đại... Tất cả những điều trên sẽ ít nhiều tạo ra những rủi ro nhất định cho chính người dùng lúc nào không hay, chẳng thể trở tay kịp khi có bất trắc xảy đến.
- Yếu tố chết người mang tên "nhiệt độ": Sạc lâu dài và qua đêm về lý thuyết không nguy hiểm, đúng vậy. Nhưng nếu chịu thêm những điều kiện không lý tưởng về nhiệt độ, đó lại là một viễn cảnh hoàn toàn khác. Nhiệt độ lạnh khiến pin giảm tuổi thọ, còn nhiệt độ nóng sẽ là một nhát dao chí mạng đâm thẳng vào sự an nguy của người dùng.
Rất nhiều yếu tố nhỏ nhặt ngày nay có thể tác động đến vấn đề đó - case ốp lưng quá bí bách, sạc điện thoại trên giường bị chèn ép nhiều bởi chăn/đệm/gối, nhiệt độ không gian xung quanh nóng hơn bình thường... Pin Lithium-ion rất nhạy cảm với nhiệt độ, bất kể cao hay thấp quá so với mức lý tưởng (20-30 độ C) đều sẽ gây hại.
Những biện pháp hữu dụng đảm bảo an toàn sạc pin
- Sử dụng pin và củ sạc chính hãng theo nhà sản xuất, hoặc chỉ mua ở hãng phụ kiện đã có chứng nhận tương thích, uy tín cao, chế độ bảo hành tin tưởng.
- Nếu pin có dấu hiệu xuống cấp, hãy thay sửa pin ở cơ sở bảo hành chính gốc hoặc có giấy tờ uỷ quyền; tránh xa các loại phụ kiện pin/sạc pin rẻ và trôi nổi trên thị trường.
- Đảm bảo điều kiện lý tưởng cho không gian sạc pin: Tháo case ốp lưng, đặt điện thoại nơi thông thoáng, không chèn ép trong diện tích kín, tránh tác động nhiệt trực tiếp (lò sưởi, ánh nắng...)
Một trường hợp để iPhone dưới ánh nắng chiếu qua cửa kính xe khiến máy phát nổ bất ngờ.
(Tổng hợp)
Theo trithuctre
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.