“Màng lọc” cán bộ?
Mới đây, Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị. Theo đó, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu được đánh giá một cách khắt khe hơn rất nhiều.
Cụ thể: Tập thể lãnh đạo, quản lý bị xử lý kỷ luật hoặc có trên 20% số đơn vị trực thuộc bị kỷ luật trong năm cũng bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ; Tập thể lãnh đạo, quản lý bị xếp vào mức không hoàn thành nhiệm vụ khi bị cấp có thẩm quyền đánh giá mất đoàn kết nội bộ; Có thành viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; Địa phương, tổ chức, cơ quan đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý chỉ hoàn thành dưới 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt trong năm, các chỉ tiêu chủ yếu không đạt 100% (trừ trường hợp bất khả kháng); bị xử lý kỷ luật hoặc có thành viên bị kỷ luật trong năm.
Đặc biệt, cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ khi cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp của mình liên quan đến tham ô, tham nhũng và bị xử lý kỷ luật theo quy định (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).
Thực tế, thời gian gần đây, ở không ít địa phương, đơn vị người đứng đầu mắc phải một số biểu hiện cơ hội thực dụng, vụ lợi trong công tác cán bộ như: Chỉ vì địa vị, lợi ích các nhân mà không tuyển dụng những người có đủ đức, đủ tài kế cận, không quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng người có năng lực. Người đứng đầu không đủ dũng cảm để nghe những ý kiến trung thực, thẳng thắn, mà tìm cách cô lập, trù dập, đe doạ những người trái ngược ý kiến của mình trong công tác cán bộ.
Nghiêm trọng hơn, nhiều người đã coi chức quyền như một thứ để trục lợi, mua bán, tuyển chọn, đề bạt cán bộ theo ý mình. Dân chủ hình thức để hợp lý hóa các quyết định mang tính độc đoán, chuyên quyền phục vụ cho lợi ích cá nhân. Dùng quyền lực để tạo ê-kíp, đưa những người thân quen, họ hàng, cùng “vây cánh” vào các vị trí, chức vụ quan trọng. Nâng đỡ, “ô dù” cho cấp dưới, phe cánh và lo “chạy” cho bản thân, đồng thời cường điệu khiếm khuyết của người khác để vùi dập họ...
Muốn giảm thiểu thực tế đáng buồn đó, người đứng đầu cần phải đặt cái Tâm lên trước chữ Tài. Đại thi hào Nguyễn Du từng nói: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tức là, đối với người cách mạng thì đạo đức phải được đặt lên hàng đầu, người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Theo đó, người đứng đầu có tâm trong sáng thì mới thật sự làm gương cho cán bộ và nhân dân noi theo. Làm được như vậy, họ sẽ phát huy được sức mạnh của tập thể, hướng tập thể vào một mục đích chung là vì sự phát triển của xã hội, đem lại lợi ích cao nhất cho nhân dân.
Đồng thời, cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý sẽ xa rời sự độc đoán, chuyên quyền, ích kỷ, cá nhân. Sự chủ quan, duy ý chí trong suy nghĩ và hành động. Để mỗi lời nói và việc làm của mình, trong một chừng mực nào đó sẽ là mực thước cho mọi người noi theo.
Chính vì vậy, chữ tâm cần phải được đặt lên hàng đầu thì quy định mới trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình hàng năm mà Bộ Chính trị đưa ra mới đây mới thật sự là cái “màng lọc” cán bộ hiệu quả.
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.