VFF sẽ chuyển sang bán vé online nếu Việt Nam vào bán kết AFF Cup
|
Nhiều người chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng mua vé tại sân Mỹ Đình ngày 11/11. Ảnh: Ngọc Thành. |
"Vừa qua VFF đã triển khai ba hình thức bán vé là online, qua công văn và trực tiếp tại một số địa điểm. Hai hình thức sau có nhiều bất cập. Công văn quá nhiều nên người mua vẫn phải xếp hàng. Bán trực tiếp thì xảy ra tình trạng chen lấn xô đẩy, phe vé còn đông hơn người hâm mộ. Vì vậy, chúng tôi đã tính tới khả năng đổi phương thức bán. Nếu Việt Nam vào bán kết, toàn bộ vé phân phối cho người hâm mộ sẽ được bán online", Tổng thứ ký Lê Hoài Anh chia sẻ với VnExpress.
VFF đã làm việc với các đối tác để đảm bảo hệ thống bán online vận hành tốt khi có đông người truy cập, tránh tình trạng sập hệ thống. Vé sẽ được gửi đến tận nhà với một phần chi phí vận chuyển do người đặt mua thanh toán. Nếu thành công, VFF sẽ áp dụng mô hình này cho các giải đấu khác.
Cuối tuần trước, khi VFF triển khai bán vé trận đấu giữa Việt Nam và Malaysia đã xảy ra tình trạng chen lấn xô đẩy tại sân Mỹ Đình. Ngoài ra, số lượng công văn đăng ký cũng quá lớn, với nhu cầu đặt mua lên tới 60.000 vé trong khi sức chứa của sân khoảng 40.000. Các đơn vị không nhận được đủ số vé đăng ký đã phản ứng, bày tỏ sự không hài lòng. "Thông tin VFF tuồn vé ra chợ đen hay có tới 16.000 vé mời là hoàn toàn không chính xác", ông Lê Hoài Anh chia sẻ thêm.
Tổng thư ký VFF cho biết, tổng số vé mời là hơn 4.000 chiếc. Trong đó, gần 2.000 vé cung cấp cho Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á. "Đây là giải đấu của AFF, Việt Nam chỉ đăng cai tổ chức một số trận. Trước đó, VFF đã phải ký thoả thuận với AFF về số vé mời bàn giao cho họ. Ngoài ra chúng tôi còn phải dành số lượng lớn cho các nhà tài trợ của giải đấu, cho đội tuyển Malaysia... Thoả thuận đó là bắt buộc", ông Hoài Anh giải thích.
Theo quy định của AFF, VFF cũng phải dành 8% số vé cho CĐV đội khách. Hiện tại CĐV Malaysia chưa chốt số lượng sang Việt Nam nhưng VFF vẫn phải giữ lại cho họ theo thoả thuận.
Ông Lê Hoài Anh khẳng định tổng số vé được bán cho người hâm mộ là 24.000 chiếc. Trừ thêm số giấy mời, VFF còn khoảng hơn 10.000 vé. Số này được phân phối cho các nhà tài trợ của đội tuyển, cho các tổ chức có liên quan trực tiếp tới hoạt động bóng đá Việt Nam như các CLB, cầu thủ trong đội tuyển, các tổ chức như Trung tâm đào tạo trẻ, các Ban trọng tài... Thậm chí, các liên đoàn các môn khác cũng có yêu cầu và được phân phối.
"Chuyện chúng tôi phải để vé cho nhà tài trợ hay các tổ chức liên quan trực tiếp tới hoạt động bóng đá là bình thường. Các giải lớn như World Cup hay Champions League cũng thế thôi. Chúng tôi cũng phải lưu ý tới việc phân phối cho các hội CĐV", ông Hoài Anh nói thêm.
Theo tìm hiểu của VnExpress, hai hội CĐV lớn của tuyển Việt Nam là VFS và VGS được phân phối 800 vé. Ngoài ra, các Hội CĐV của các CLB như Quảng Ninh, Đà Nẵng... cũng được ưu tiên.
Hàn Phong
|
Nhiều người chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng mua vé tại sân Mỹ Đình ngày 11/11. Ảnh: Ngọc Thành. |
"Vừa qua VFF đã triển khai ba hình thức bán vé là online, qua công văn và trực tiếp tại một số địa điểm. Hai hình thức sau có nhiều bất cập. Công văn quá nhiều nên người mua vẫn phải xếp hàng. Bán trực tiếp thì xảy ra tình trạng chen lấn xô đẩy, phe vé còn đông hơn người hâm mộ. Vì vậy, chúng tôi đã tính tới khả năng đổi phương thức bán. Nếu Việt Nam vào bán kết, toàn bộ vé phân phối cho người hâm mộ sẽ được bán online", Tổng thứ ký Lê Hoài Anh chia sẻ với VnExpress.
VFF đã làm việc với các đối tác để đảm bảo hệ thống bán online vận hành tốt khi có đông người truy cập, tránh tình trạng sập hệ thống. Vé sẽ được gửi đến tận nhà với một phần chi phí vận chuyển do người đặt mua thanh toán. Nếu thành công, VFF sẽ áp dụng mô hình này cho các giải đấu khác.
Cuối tuần trước, khi VFF triển khai bán vé trận đấu giữa Việt Nam và Malaysia đã xảy ra tình trạng chen lấn xô đẩy tại sân Mỹ Đình. Ngoài ra, số lượng công văn đăng ký cũng quá lớn, với nhu cầu đặt mua lên tới 60.000 vé trong khi sức chứa của sân khoảng 40.000. Các đơn vị không nhận được đủ số vé đăng ký đã phản ứng, bày tỏ sự không hài lòng. "Thông tin VFF tuồn vé ra chợ đen hay có tới 16.000 vé mời là hoàn toàn không chính xác", ông Lê Hoài Anh chia sẻ thêm.
Tổng thư ký VFF cho biết, tổng số vé mời là hơn 4.000 chiếc. Trong đó, gần 2.000 vé cung cấp cho Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á. "Đây là giải đấu của AFF, Việt Nam chỉ đăng cai tổ chức một số trận. Trước đó, VFF đã phải ký thoả thuận với AFF về số vé mời bàn giao cho họ. Ngoài ra chúng tôi còn phải dành số lượng lớn cho các nhà tài trợ của giải đấu, cho đội tuyển Malaysia... Thoả thuận đó là bắt buộc", ông Hoài Anh giải thích.
Theo quy định của AFF, VFF cũng phải dành 8% số vé cho CĐV đội khách. Hiện tại CĐV Malaysia chưa chốt số lượng sang Việt Nam nhưng VFF vẫn phải giữ lại cho họ theo thoả thuận.
Ông Lê Hoài Anh khẳng định tổng số vé được bán cho người hâm mộ là 24.000 chiếc. Trừ thêm số giấy mời, VFF còn khoảng hơn 10.000 vé. Số này được phân phối cho các nhà tài trợ của đội tuyển, cho các tổ chức có liên quan trực tiếp tới hoạt động bóng đá Việt Nam như các CLB, cầu thủ trong đội tuyển, các tổ chức như Trung tâm đào tạo trẻ, các Ban trọng tài... Thậm chí, các liên đoàn các môn khác cũng có yêu cầu và được phân phối.
"Chuyện chúng tôi phải để vé cho nhà tài trợ hay các tổ chức liên quan trực tiếp tới hoạt động bóng đá là bình thường. Các giải lớn như World Cup hay Champions League cũng thế thôi. Chúng tôi cũng phải lưu ý tới việc phân phối cho các hội CĐV", ông Hoài Anh nói thêm.
Theo tìm hiểu của VnExpress, hai hội CĐV lớn của tuyển Việt Nam là VFS và VGS được phân phối 800 vé. Ngoài ra, các Hội CĐV của các CLB như Quảng Ninh, Đà Nẵng... cũng được ưu tiên.
Hàn Phong
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.