Trực tiếp: Liều vắc-xin nào chữa "trọng bệnh" cho hãng bay quốc gia trong "bão" dịch Covid-19?
Sau 4 lần thay đổi lịch, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines) chính thức tổ chức Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2020 trong bối cảnh làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 bùng phát, gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) hàng không.
Covid-19 "truy quét", gây lỗ nặng
Trong tài liệu ĐHCĐ mới công bố, lãnh đạo Vietnam Airlines (VNA) nhìn nhận, từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 xuất hiện tại Trung Quốc và lan rộng trên thế giới vẫn khó lường đã làm thay đổi toàn bộ kinh tế thế giới so với các dự báo từ cuối năm 2019, trong đó có kinh tế Việt Nam.
Đối với ngành hàng không, dịch Covid-19 đã thúc đẩy chính phủ các nước áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại nhằm cô lập, giảm thiểu tác động đến sức khỏe người dân. Các biện pháp hạn chế này làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại bằng đường hàng không trên toàn thế giới.
Hiệp hội Vận tải hàng không thế giới (IATA) dự báo, năm 2020 lượng khách luân chuyển trên toàn thế giới giảm 54,7% so với năm 2019, doanh thu mất 419 tỷ USD và các hãng hàng không lỗ trên 84 tỷ USD (trong khi mức lãi cả năm 2019 ước 25,9 tỷ USD). Dự tính, 11,2 triệu lao động trong ngành hàng không thất nghiệp.
Đáng chú ý, hãng hàng không quốc gia Việt Nam dự kiến trình kế hoạch lỗ trước thuế hợp nhất 15.177 tỷ đồng và lỗ ròng công ty mẹ là 14.487 tỷ đồng.
Hãng này dự kiến sẽ tạm dừng khai thác các đường bay đi châu Âu và Úc; bắt đầu khai thác trở lại các đường bay khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á từ đầu tháng 10 với tần suất hạn chế từ 3-5 chuyến/tuần và bắt đầu dần ổn định khai thác từ tháng 12.
Trong 7 tháng cuối năm 2020, dự kiến tổng thị trường hàng không nội địa phục vụ khoảng hơn 18 triệu lượt khách, tương đương 90% cùng kỳ. Tính chung cả năm 2020, khách tổng thị trường nội địa đạt 34,95 triệu lượt, thấp hơn 20% so với cùng kỳ; giá bình quân có khả năng giảm khoảng 30%.
Tại ĐHCĐ này, VNA sẽ tập trung vào các nội dung quan trọng, bao gồm: Báo kế hoạch SXKD năm 2020; Báo cáo hoạt động của HĐQT năm 2019 và định hướng năm 2020; Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát (BKS) năm 2019 và định hướng năm 2020; Báo cáo tiền lương, thù lao của các thành viên HĐQT, BKS năm 2019 và kế hoạch năm 2020; Báo cáo chủ trương bán các tàu A321CEO; Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 và phương án phân phối lợi nhuận; Phương án kiện toàn HĐQT và BKS.
CEO Vietnam Airlines: Cắt lỗ bằng mọi cách có thể
Theo CEO hãng bay quốc gia - ông Dương Trí Thành, lương phi công, tiếp viên hàng không Vietnam Airlines bị cắt giảm một nửa trong năm 2020 Khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến Vietnam Airlines quyết định cắt giảm thu nhập bình quân của đội ngũ phi công, tiếp viên cũng như nhân viên mặt đất. Do đó, thu nhập cả năm của người lao động xấp xỉ chỉ bằng 40-50% cùng kỳ.
Trong đó, thu nhập bình quân phi công năm 2020 giảm xuống còn 77 triệu đồng/tháng, giảm 48% so với năm 2019. Thu nhập của tiếp viên hàng không là 13,8 triệu đồng/tháng giảm 52%. tự các nhân viên mặt đất cũng phải giảm tới 55%, chỉ đạt 14 triệu đồng/tháng.
Lãnh đạo VNA cho biết, các tháng cuối năm Tổng công ty tiếp tục điều hành các giải pháp về nguồn lực như: tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ không hưởng lương; làm việc không trọn thời gian để phù hợp với quy mô sản xuất. Dự kiến kế hoạch sử dụng bình quân trong năm 4.785 lao động, giảm 26%.
Trước đó, hồi tháng 4, có tới 80% lao động mặt đất buộc phải ngừng việc; Tháng 5 và tháng 6/2020: 50% lao động ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động/nghỉ không hưởng lương. Từ tháng 7: đưa dần lao động vào làm việc trở lại phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bán được 3 máy bay, thu về 28 triệu USD
Về công tác đầu tư, HĐQT VNA cho biết: Tổng giá trị thực hiện đầu tư năm 2019 dự kiến là 752 tỷ đồng, đạt thấp so với kế hoạch, chỉ 14% do chưa hoàn thành các nội dung lớn: Chủ trương dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp, góp vốn bổ sung vào JPA; các dự án xây dựng gặp vướng mắc về các thủ tục quy hoạch hồ sơ pháp lý đất đai và giao đất.
Đối với chủ trương bán 5 tàu bay A321 CEO, quá trình thực hiện bán đấu giá đã hoàn tất theo quy đúng quy định. Tính đến thời điểm tháng 6/2020, Tổng công ty đã bàn giao 3 tàu, đã thu được 28 triệu USD.
Không chi trả cổ tức
Ông Trần Thanh Hiền - Kế toán trưởng VNA - cho biết: Kết quả sản xuất kinh doanh 2019, tổng doanh thu và thu nhập của công ty mẹ là 74.694 nghìn tỷ. Báo cáo hợp nhất là 100.316 nghìn tỷ.
Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh, kết quả dự kiến cho những năm tiếp theo sẽ không có lợi nhuận. Sẽ chỉ trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi ở mức tối đa tương đương 3 tháng theo đúng quy định để tạo nguồn chi trả, thực hiện cho các hoạt phúc lợi động tiền lương, hỗ trợ cho người lao động trong các năm tiếp theo.
Tuy nhiên, không thực hiện trích quỹ đầu tư phát triển, không chi trả cổ tức và để lại lợi nhuận chưa phân phối từ kết quả kinh doanh năm 2019 phù hợp với diễn biến thực tế của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của dịch bệnh toàn cầu khiến sản lượng và quy mô kinh doanh suy giảm mạnh, dòng tiền của tổng công ty rơi vào tình trạng thâm hụt nên không có nguồn tiền để chi trả cổ tức.
Việc không chỉ trả cổ tức để đảm bảo dòng tiền và cân đối tài chính tình hình kinh doanh của tổng công ty là phù hợp với thông lệ quốc tế, khi xem xét gia hạn, giảm giá, giãn chế độ thanh toán đối với các công ty. Số dư trích quỹ đầu tư phát triển tại ngày 31/12/2019 là 779 tỷ.
Tổng công ty đã rà soát và cắt giảm các dự án đầu tư, ưu tiên dòng tiền phục vụ sản xuất kinh doanh nên không thực hiện việc trích lập quỹ đầu tư phát triển.
Những câu hỏi "nóng" của cổ đông
Vấn đề Covid-19 gây thiệt hại, kế hoạch trả nợ, định hướng kinh doanh... là những câu hỏi được hàng loạt cổ đông nêu ra với Ban chủ tọa Đại hội.
Theo ông Dương Trí Thành, 2020 là một năm quả tình rất đặc biệt. Vietnam Airlines có một đại hội rất đặc biệt, phải tổ chức trực tuyến, phải đeo khẩu trang, Covid-19 hiện hữu trong tất cả các câu hỏi của cổ đông. Covid-19 đã đi vào lịch sử loài người. Dịch bệnh này tác động còn lớn hơn cả chiến tranh.
Vì sao dịch lan rộng trong thời gian ngắn như thế?
Theo ông Dương Trí Thành, nếu không có hàng không thì dịch không thể lan nhanh như thế này được. Chắc chỉ vài nước thôi, thứ hai là do mạng xã hội, làm lan toả sự lo lắng sợ hãi. Chính phủ quyết định cách ly xã hội, hạn chế đi lại, đó là sự tự vệ. Chúng ta ở nhà không đi đâu hết. Và hàng không là ngành đầu tiên phải dừng lại.
Trên bầu trời chỉ có 3 máy bay hoạt động
Trả lời về vấn đề khai thác bay trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, CEO Dương Trí Thành cho biết đây là thời kỳ chưa từng có trong lịch sử ngành hàng không Việt Nam.
"Từ 0h 1/4 bầu trời Việt Nam mỗi ngày chỉ có 3 chuyến bay, lịch sử Việt Nam chưa bao giờ như thế, ngay cả hồi chiến tranh cũng không ít như thế. Các đường bay quốc tế đến nay vẫn dừng, chỉ trừ bay hồi hương, giải cứu, vận chuyển hàng hoá" - ông Thành cho hay.
Ông Thành cho rằng đây là các biện pháp cần để phòng ngừa dịch bệnh. Chính phủ toàn cầu coi đây là nhiệm vụ. Ngành hàng không kỷ niệm 100 năm vào năm 2019, thì lần dịch Covid-19 này tác động lớn nhất, chưa bao giờ lớn như thế này.
Ngay trước khi dịch bệnh, hàng không toàn cầu đã dự báo từ 2020 trở ra cũng là phải có cách mạng từ công nghệ đến tài chính. Covid-19 đã đẩy nhanh tiến trình này như một xu hướng tất yếu. Toàn cầu cũng ảnh hưởng, có 20 báo cáo cập nhật, mỗi lần đến hiện nay đều xấu đi.
VNA cũng có 15 báo cáo gửi đến cơ quan nhà nước về phòng chống dịch bệnh. Trong đó có vấn đề về sản xuất kinh doanh của VNA. Toàn cầu bị ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng lớn nhất là châu Á Bình Dương. Vì sao? Vì đây là khu vực mà ngay trước dịch bệnh đã tiềm ẩn những khó khăn trước sự cạnh tranh của hàng không giá rẻ, sự phát triển ồ ạt dẫn đến hạ tầng thiếu.
Phục hồi thế nào phải do vắc-xin
Việt Nam có tiềm năng lớn, bởi trong giai đoạn tháng 5 đến ngày 28/7, thị trường đã phục hồi đến 90%, duy nhất trên toàn cầu ghi nhận sự tăng trưởng này. Thế giới đánh giá Việt Nam đang toả sáng. Ngay cả thị trường Nhật cũng chỉ được 70%, còn Trung Quốc là 60%. Song theo ông Dương Trí Thành, phục hồi thế nào phải do vắc-xin và khả năng của các Chính phủ phòng chống dịch này.
Về phía VNA, hãng quán triệt cụ thể theo đường lối của đảng, chúng tôi luôn chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, xảy ra là phải sẵn sàng ứng phó. Nhưng cũng không hoảng loạn, sẵn sàng mọi nguồn lực để phục hồi và vượt qua.
Trong báo cáo tháng 5, tổng công ty đã xác định, thị trường nội địa đến quý 4/2020 sẽ phục hồi. Nhưng bằng sự nỗ lực, tháng 7 đã phục hồi mạnh. Tuy nhiên, phải chấp nhận giá vé bình quân phải thấp. Sự phục hồi chưa được lâu thì tới làn sóng 2, nó không dập tắt nhưng lại đi xuống.
Theo ghi nhận, thứ 7 vừa qua (8/8), Vietnam Airlines chỉ bay 102 chuyến, giảm hơn 5 lần so với thời điểm phục hồi, chỉ bằng 28% so với cùng kỳ 2019. Theo ông Thành, khi có dịch ở Đà Nẵng, Chính phủ lệnh đóng là tất cả các khu vực có liên quan đều tạm dừng. Song, chúng tôi luôn sẵn sàng cho phục hồi, nhìn xa ra để thấy tương lai.
Vienam Airlines đang thừa 72% phi công, tiếp viên
Chia sẻ về thị trường quốc tế, ông Thành cho biết, các hãng hàng không thế giới dự kiến 2024 mới phục hồi, nhưng thị trường quốc tế của Việt Nam thuận lợi hơn. Do đó, sang đầu 2022 đã có thể phục hồi. Hiện vẫn đang thận trọng đẩy lùi ra xa hơn.
Chia sẻ về cách ứng xử với đại dịch, ông Thành cho hay, nhiều kịch bản được đưa ra, trong đó, nguyên tắc để tiến tới tương lai là đang tái cơ cáu đội tàu bay. Bởi tại thời điểm ngày hôm nay (10/8), Vietnam Airlines đang thừa 72% phi công, tiếp viên và kỹ thuật có liên quan tới tàu bay. Việc này sẽ còn tiếp tục kéo dài và máy bay chỉ còn phương án cất đi.
CEO Vietnam Airlines cho rằng, việc đầu tiên khi tái cơ cấu là máy bay đã có đơn hàng thuê, mua về sẽ phải hoãn, đẩy về tương lai, hoặc nếu không cần thiết thì hủy. Tất cả tài sản khác cũng phải tái cấu trúc, cái nào cần thì giữ, không thì sẽ bán. Phương án cụ thể thế nào sẽ nằm trong 1 kế hoạch lớn của tổng công ty.
Ngoài việc thoái vốn tổng công ty, các công ty thành viên, công ty con, công ty liên kết cũng có kế hoạch cụ thể để cổ phần hoá, thoái vốn.
Ông Thành cũng cho biết, cần phải đổi mới công nghệ trong thời điểm hiện tại. Đây là ý tưởng xuyên suốt và kiên định để đảm bảo an toàn, cạnh tranh hiệu quả.
Hãng càng lớn, tổn hại càng nhiều
Trả lời câu hỏi về khả năng phục hồi của VNA, ông Dương Trí Thành cho biết: Thời kỳ trước dịch bệnh đến hết tháng 1/2020, chúng tôi đã đạt được những thay đổi rất lớn, từ năm 2016 khi cổ phần hoá, các năm 2016- 2017-2018 đều có lợi nhuận tăng cao. Hết năm 2019, tháng 1/2020 VNA ở trạng thái vững mạnh, phát triển. Thị phần của VNA lớn, luôn đ mục tiêu chiếm lĩnh dẫn đầu. Đây cũng là sứ mệnh của VNA.
Ông Thành khẳng định: Covid - 19 xảy ra thì hãng nào càng lớn, chi phí cố định lớn thì con số tổn hại càng lớn. Việc vượt qua khủng hoảng thì phụ thuộc vào tiềm năng, năng lực. VNA có nhiều thuận lợi, có thị trường nội địa lớn.
Nhiều hãng "hàng xóm" như Singapore Airlines hay ở Thái Lan, Ma laysia… còn không có thị trường nội địa. Nước ta ổn định phát triển, dân số 100 triệu người. Là điểm thu hút đầu tư, tiềm năng ổn định.
Có chuyển hướng sang đẩy mạnh vận chuyển hàng hoá thiết bị y tế, hàng tươi sống?
Ông Dương Trí Thành trả lời: Tại thời điểm trước, đội máy bay thân rộng bay đi châu u 3-4 chuyến, chỉ chở khẩu trang, thiết bị y tế nhưng bây giờ hết rồi. Vì giờ không còn khẩn cấp nữa họ đi đường biển hết. Làm gì thì làm để bảo công ăn việc làm cho người lao động. Ngoài đảm bảo sức khoẻ, chúng tôi còn phải đảm bảo giờ bay thường xuyên để người lao động giữ được nghề.
Về việc có chuyển hướng vận tải hàng hoá có hay không thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Còn hiện nay, báo cáo đại hội là chúng tôi chưa triển khai hẳn được nhưng vừa rồi cũng làm được một phần.
VNA cạnh tranh như thế nào trong thời gian tới?
Ông Dương Trí Thành cho biết: VNA có nhiều điểm mạnh, có Vasco, Jetstar Pacific phối hợp với nhau tạo ra giá thành thấp, cạnh tranh. Dây chuyền của VNA rất đồng bộ, là hãng hàng không 60 năm hình thành phát triển. Chúng tôi cũng có thế mạnh về sự chuyên sâu chuyên nghiệp trong ngành nghề. VNA cũng có đội ngũ hùng hậu nhất, cung cấp nhân lực cho ngành hàng không. Thế mạnh lớn nữa khi Chính phủ là cổ đông lớn, đã có những hành động rất cụ thể.
Đến thời điểm này, đang gấp rút có những quyết định cuối cùng về việc tăng vốn. Việc giải cứu các hãng hàng không thì trên thế giới cũng làm. Bởi đây là ngành thiết yếu, cả toàn cầu cần. Đây là nền tảng phát triển giao thương, phát triển du lịch. Nếu không có hàng không thế giới tưởng tượng như Việt Nam thời kỳ đầu Covid-19, không đi đâu được cả. Nhu cầu về di chuyển, du lịch hiện rất lớn nhưng bị nén lại. Ngành hàng không sẽ được giải cứu. Chính phủ sẽ có biện pháp cụ thể.
Thực sự hàng không đối mặt với khó khăn chưa bao giờ lớn như vậy. Chúng tôi phải cập nhật hàng ngày, mỗi ngày chờ bản tin 18h về số ca nhiễm, thông tin về quyết định của địa phương rồi nghe ngóng chuyến bay giải cứu đến Mỹ, Canada. Chính sách các sở tại. Cập nhật hàng ngày hàng giờ. Chúng tôi tin tưởng VNA sẽ vượt qua, phát triển.
* Tiếp tục cập nhật...
Nhóm PV
Góc Nhìn
Tập đoàn BBB GROUP chính thức đặt trụ sở tại Thái Lan sau thời gian dài tìm hiểu và đầu tư tại đất nước Chùa Vàng.