Tổng Giám đốc Constantia Vietnam: Doanh nghiệp sản xuất muốn tối ưu hóa chi phí nên ưu tiên cắt giảm chi phí sản xuất hơn là cắt giảm nhân công hoặc văn phòng
Là một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất về bao bì dược phẩm, trực thuộc tập đoàn đa quốc gia Constantia, Constantia Vietnam không thiệt hại nhiều trong suốt mấy tháng qua của đại dịch Covid-19.
Theo bà Nguyễn Phụng Trân - Tổng Giám đốc Constantia Vietnam thì nguồn doanh thu của công ty vẫn ổn định, chỉ là dòng tiền trồi sụt bất định do tác động từ những khó khăn của khách hàng cũng như phải điều chỉnh lượng hàng tồn kho liên tục. Ngoài ra, các loại chi phí của doanh nghiệp cũng có tăng lên chút ít.
Trong ‘thời chiến’ như Covid-19, lãnh đạo cần phải sát sao công việc điều hành doanh nghiệp cũng như giám sát dòng tiền hơn nữa
Dù thế, bản thân bà lẫn Constantia Vietnam cũng phải có những thay đổi nhất định để ‘sống chung’ với virus Corona. Trong thời gian đầu khi dịch bắt đầu bùng phát, không khí tại Constantia Vietnam cũng phần nào khẩn trương để chuẩn bị nhiều phương án ứng phó với ‘thời chiến’ Covid-19.
"Trong thời bình: hàng ngày, tôi sẽ theo dõi doanh thu – tỷ lệ đơn hàng; hàng tuần sẽ nhìn tới dòng tiền; hàng tháng sẽ coi lại các khoản lỗ, các khoản phải chi tiêu xem vấn đề ở đâu và cách giải quyết.
Còn trong mùa Covid-19, hàng ngày tôi cũng rà soát doanh thu – tỷ lệ đơn hàng nhưng theo cách kỹ càng hơn rất nhiều, để có thể ứng phó kịp thời theo thời gian thực. Ví dụ: nếu thấy nhóm sản phẩm nào có đơn hàng giảm, chúng tôi sẽ ngay lập tức giảm lại lượng nguyên liệu tồn kho của nhóm sản phẩm đó.
Hàng tuần, tôi sẽ phải nhìn thêm các khoản thanh toán quá hạn của khách hàng. Nếu tỷ lệ nợ của khách hàng nào đó tăng cao báo động, tôi sẽ xem xét lại và tìm hiểu kỹ hơn trước khi quyết định tiếp tục hợp tác hoặc dừng hẳn. Hàng tháng, tôi sẽ xem lại tổng vốn lưu động", bà Trân miêu tả cụ thể những thay đổi trong công tác điều hành doanh nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, bà cũng tiến hành họp Ban lãnh đạo 1 tuần/1 lần thay vì 2 tuần/lần như trước kia để kịp thời cập nhập những tình hình của dịch bệnh, nhìn về khó khăn của dòng tiền…để mọi người có thể thường xuyên thảo luận tìm ra giải pháp giúp doanh nghiệp có thể thay đổi kịp thời. Ví dụ: như dời lịch nhập nguyên vật liệu ra xa hơn, cải thiện dòng tiền…
Ngoài ra, bà còn yêu cầu các trưởng bộ phận phải cùng trình bày những đánh giá của bản thân về những công việc – quá trình thực việc mục tiêu KPI của team mình. Ví dụ: phòng nhân sự sẽ nói về chỉ số tuyển dụng – nghỉ việc, phòng sản xuất sẽ trình bày về tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu… Mục đích của việc để mọi người cùng nghe là muốn tất cả phải có trách nhiệm với các chỉ số - nhiệm vụ mà mình phải thực hiện, cũng như hiểu hơn sự liên hệ - liên quan giữa các bộ phận mà từng người phụ trách đến bộ phận tài chính là gì.
Bà Nguyễn Phụng Trân đang phát biểu trong hội thảo do HAWEE tổ chức.
"Trong công ty của tôi có một điều tương đối đặc biệt, là tiền thu khách hàng là việc của bộ phận kinh doanh chứ không phải bộ phận kế toán. Ngoài bán hàng, các nhân viên trong phòng kinh doanh cũng phải chịu trách nhiệm thu hồi công nợ từ những khách hàng mà mình đã bán. Việc một người bán hàng còn để người khác đi thu tiền thật không hợp lý. Các nhân viên kinh doanh phải chịu trách nhiệm đến cùng khách hàng mà mình phụ trách", Tổng Giám đốc Constantia Vietnam nhận định.
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.