Thừa Thiên - Huế: Đường 500 tỷ đình trệ, máy móc vùi trong núi lở
Thời điểm bắt đầu triển khai (năm 2011), công trình này được đánh giá là một trong những tuyến đường trọng điểm có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng - kinh tế, được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với số vốn hơn 530 tỷ đồng.
Các đơn vị thi công gồm công ty: Việt Ren, xây dựng Vạn Tường, Đức Trung, Đức Mạnh.
“Ban đầu họ thi công rầm rộ lắm, trên công trường khi nào cũng có hàng chục công nhân, máy móc. Làm được một thời gian thì dừng lại, công nhân bỏ đi hết. Máy móc, nguyên vật liệu xây dựng phơi nắng. Con đường này giờ trở thành “tuyến đường đau khổ”, ít người qua lại”, một người dân trú thôn A Ho (xã A Roàng, A Lưới) cho biết.
Tuyến đường dang dở, người dân di chuyển rất vất vả |
Cầu trên tuyến đường thi công dở |
Hai bên đường, hàng loạt vách núi sau khi đơn vị thi công bạt taluy đã bị sạt lở, sụt lún. Suốt chiều dài khoảng 20km, mặt đường không có một điểm bằng phẳng, đầy những tảng đá gồ ghề nằm rải rác. Một số đoạn, nước lũ từ trên các sườn núi tràn xuống, cuốn phăng đất đá khiến đường bị xẻ làm đôi.
Nhiều cây cầu với thiết kế 2-3 dầm trụ đã được xây dựng. Dự án đình trệ, các nhà thầu bỏ đi khiến máy móc bị núi lở vùi lấp; vật liệu như xi măng, sắt thép nằm đắp đống.
Máy móc phơi nắng, xi măng đông cứng từng đống |
Một chiếc máy xúc bị vùi lấp |
Ông Nguyễn Hữu Hồng - Phó TGĐ công ty Việt Ren cho biết, dự án bị đình trệ khiến các nhà thầu cũng bị thiệt hại nặng nề.
"Chúng tôi bỏ hàng trăm triệu đồng đầu tư máy móc, đổ các ống bi làm cầu cống... nhưng giờ hoen rỉ, cây cỏ phủ um tùm. Do đường sá khó khăn, sau khi dự án tạm dừng, máy công trình cũng đành bỏ lại công trường", ông Hồng nói.
Đường vận chuyển gỗ lậu
Người dân địa phương cho biết, kể từ khi dự án tạm dừng thi công, hoạt động khai thác gỗ lậu tại khu vực này bỗng nhiên trở nên rầm rộ.
Một điểm tập kết gỗ lậu tại khe A Rai, nằm sát tỉnh lộ 74 |
Khoảng 14h45 ngày 16/9, PV phát hiện 4 chiếc xe máy chất đầy gỗ nghênh ngang chạy trên “tuyến đường đau khổ” hướng ra đường mòn Hồ Chí Minh. Trên những chiếc xe này, những khúc gỗ lớn với dấu tích vừa mới bị đốn hạ, cưa xẻ.
Hình ảnh xe máy vận chuyển gỗ khai thác trái phép trên tỉnh lộ 74 |
Cách đó không xa, tại khu vực khe A Rai, một số lóng gỗ và phách gỗ vừa mới cưa xẻ được lâm tặc giấu bên vệ đường.
Điều đáng nói, khu vực lâm tặc vận chuyển gỗ chỉ cách đội kiểm tra, quản lý rừng 74 (thuộc BQL rừng phòng hộ A Lưới) mấy trăm mét.
Giám đốc BQL rừng phòng hộ A Lưới Văn Thân cho biết, lãnh đạo đơn vị sẽ yêu cầu đội quản lý rừng 74 tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh.
Liên quan đến dự án bị đình trệ, Đại tá Nguyễn Hồng Sơn - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh TT-Huế cho biết, dự án đang được điều chỉnh vì có nhiều vấn đề phát sinh.
“Sau khi điều chỉnh, Bộ Quốc phòng sẽ giao cho Quân khu 4 làm chủ đầu tư. Máy móc, vật liệu của các đơn vị thi công vẫn còn để lại trên đó, sau khi được phê duyệt điều chỉnh dự án, họ sẽ thi công lại”, Đại tá Sơn cho biết.
Tan hoang rừng phòng hộ A Lưới: Cây xẻ tại chỗ, gỗ nằm ngổn ngang
Khu rừng già do Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới quản lý đang bị chặt hạ ngày đêm. Những cây gỗ có đường kính từ 0,5-1m nằm ngổn ngang.
Chi cục trưởng Kiểm lâm TT-Huế: Từ chức nếu rừng bị phá như ở Quảng Nam
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế sẵn sàng từ chức nếu “rừng bị phá có qui mô lớn như ở Quảng Nam”.
Số phận truân chuyên của dự án 700 tỷ trên 'dòng sông chết'
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết sẽ yêu cầu thanh tra toàn diện dự án cải tạo, nâng cấp, kè 'dòng sông chết' Ngũ Huyện Khê.
Lạnh người bên trong siêu dự án 2 tỷ đô ở xứ Lạng
Dự án hoành tráng nhất ở xứ Lạng với tổng đầu tư 2 tỷ đô (khoảng 45.000 tỷ đồng) nay lạnh lẽo, hoang tàn.
Quang Thành
Góc Nhìn
Tập đoàn BBB GROUP chính thức đặt trụ sở tại Thái Lan sau thời gian dài tìm hiểu và đầu tư tại đất nước Chùa Vàng.