Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến: Libya đột ngột nóng - Hãy cầu nguyện để không xảy ra Thế chiến 3
Ngày 3/7, tờ Town Hall xuất bản bài phân tích có tựa đề "Nội chiến Libya hiện tại khiến Thổ Nhĩ Kỳ hồi tưởng tới năm 1911" (Turkey's Latest Libyan War Recalls 1911) của tác giả Austin Bay.
Nhằm giúp độc giả có cái nhìn đa chiều về xung đột vẫn đang diễn ra tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông nói chung, cũng như sự phức tạp của các bên can thiệp vào Libya nói riêng, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.
Tham vọng phục hồi đế chế Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ tắt
Tuần trước, mặc dù lực lượng phiến quân trung thành với Thổ Nhĩ Kỳ tham gia sâu vào cuộc nội chiến tàn khốc ở đất nước láng giềng Syria, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã đe dọa sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự trong một thuộc địa cũ của Đế chế Ottoman: Libya.
Mối quan hệ giữa đế chế Ottoman với Libya có thể coi là một chương kỳ lạ của lịch sử. Sự cai trị của Ottoman ảnh hưởng đến chính trị Libya đương đại theo những cách kỳ lạ nhưng hiển nhiên.
Đế chế Ottoman sau khi thua trận trước Italia đành chịu mất Libya vào năm 1912.
Kết nối giữa đế chế và thuộc địa này có một số cộng hưởng tới Thổ Nhĩ Kỳ ở thế kỷ 21. Cái gọi là "Vinh quang hoàng gia" cũng có thể ảnh hưởng tới tâm lý của nhà lãnh đạo Erdogan độc đoán. Biệt danh của ông ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay là Sultan (vua Hồi giáo) Recep.
Đế chế Ottoman có hai tỉnh lớn nay thuộc Libya: Tripolitania và Cyrenaica.
Tripolitania nằm ở phía tây, Cyrenaica cổ đại nằm ở phía đông. Sự phân chia của đế chế Ottoman là nối tiếp sự phân chia của Đế chế La Mã cổ đại.
Người Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nối và áp đặt một sự cai trị tàn bạo và tham nhũng ở cả hai tỉnh. Sự kiểm soát của thực dân Italia từ năm 1912 đến 1943, tiếp tục di sản độc hại đó và điều đó vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến Libya thế kỷ 21.
Hình ảnh được GNA ghi lại giao tranh với LNA ở khu vực Gharyan, phía nam Tripoli trước khi LNA tháo chạy và bỏ lại vũ khí do UAE viện trợ.
Lực lượng LNA mạnh và Libya thống nhất là điều Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận?
Truyền thông châu Âu và Trung Đông đã chú ý đến đe dọa của ông Erdogan và quay sang chỉ trích phe mạnh nhất về quân sự của Libya, Quân đội Quốc gia Libya (LNA).
Trong năm 2015 và 2016, lực lượng LNA được lãnh đạo bởi vị tướng gây tranh cãi Khalifa Haftar nổi lên từ "phía đông" Libya và bắt đầu kiểm soát các thành phố ở phía đông. Hầu hết các cơ sở sản xuất và xuất khẩu dầu của Libya đều ở phía đông.
LNA cam kết bảo đảm an ninh cho họ và bắt đầu đối đầu trực tiếp lực lượng của Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) ở phía tây.
Với cam kết trung thành, LNA nhận được tài trợ bởi Chính phủ Tobruk ở phía đông, còn chính phủ GNA có trụ sở tại Tripoli, thủ đô thì nằm ở phía tây.
Máy bay không người lái trinh sát Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất hỗ trợ GNA trinh sát tại Tripoli.
Vào tháng 4/2019, LNA đã phát động một chiến dịch quân sự nhằm chiếm lấy Tripoli. Vào tháng 6, khi các dân quân trung thành với GNA gần Tripoli bắt đầu tháo chạy, các quan chức LNA và Liên Hợp Quốc đã khuyến nghị các cuộc thảo luận ngừng bắn.
Trận chiến gần Tripoli đã khiến khoảng 600 người chết. Hơn 120,000 thường dân đã rời bỏ nhà cửa của họ để tránh bạo lực.
Các chiến binh LNA gần cảng biển phía đông của Benghazi đã bắt giữ 6 thủy thủ Thổ Nhĩ Kỳ. Động tác của LNA được cho là cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn các chiến binh Hồi giáo cực đoan ở Libya.
Mặc dù LNA đã phóng thích các thủy thủ sau đe dọa của Erdogan, tuy nhiên đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra rất nhanh và không cân bằng với hành động, đặc biệt là khi các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra với sự bảo trợ của LHQ.
Tên lửa Javelin do UAE viện trợ LNA bị lực lượng trung thành với GNA phát hiện và tố cáo.
Thủ thuật của Sultan
Thủ thuật của ông Erdogan làm phức tạp nỗ lực chấm dứt cuộc chiến vô chính phủ ở Libya, đó được coi là mục tiêu thực sự của ông. Các con tin đã cho Erdogan một lý do hợp lý để đe dọa can thiệp quân sự. Giờ đây GNA sẽ có một động lực để tiếp tục cầm súng.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng là thành viên NATO. Khi một thành viên NATO đe dọa chiến tranh, các đồng minh NATO phương Tây cũng phải xem xét các cam kết hiệp ước của họ liên quan đến một khu vực tiềm tàng nguy cơ.
Sân bay Mitiga được cho là nơi xuất phát của UAV Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ GNA bị LNA tấn công hôm 30/6.
Trước đây, thông qua NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã thận trọng cung cấp một số hỗ trợ cho phiến quân Libya chống lại nhà độc tài Muammar Gaddafi trong Mùa xuân Ả Rập 2011.
Hiện nay tồn tại chia rẽ sâu sắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Arab vùng Vịnh về Syria. Điều này cũng đúng với thực tế ở Libya.
UAE, Arab Saudi và Ai Cập không che giấu rằng họ ủng hộ LNA, Pháp, quốc gia châu Âu được cho là ngả theo nhóm này. Trong một mối quan hệ "kỳ quặc", cả Nga và Mỹ đều tuyên bố ủng hộ LNA.
Trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ và Italia ủng hộ GNA, chính phủ được LHQ hỗ trợ trên danh nghĩa. Tuy nhiên GNA chỉ kiểm soát khu vực Tripoli.
Rõ ràng là các cường quốc một lần nữa đang xâu xé thế giới. Xin cầu nguyện rằng năm 2019 không theo kịch bản này để dẫn tới một cuộc Thế chiến mới.
LNA không kích dữ dội vào Garyan sau khi tháo chạy và bỏ lại các vũ khí do UAE viện trợ hôm 30/6.
Theo Trithuctre
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.