Tăng cường an ninh mạng: Hiểm họa và giải pháp
Thực trạng an ninh mạng ở mức báo động đỏ
Theo số liệu từ Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính (Vncert), năm 2015 đã ghi nhận 31.585 sự cố, bao gồm 5.898 sự cố Phishing (lừa đảo), 8.850 sự cố Deface (thay đổi giao diện trang web) và 16.837 sự cố Malware (tấn công bằng mã độc). Hơn thế, chỉ tính riêng sáu tháng đầu năm nay, con số này đã tăng lên gấp 3 – 4 lần so với tổng số vụ tấn công cả năm 2015. Điều này cho thấy mối đe dọa tới an ninh mạng Việt Nam đã ở mức khẩn cấp.
Tuy vậy, không phải rủi ro nào cũng đến từ tin tặc bên ngoài. Kết quả nghiên cứu từ hãng công nghệ Symantec cho thấy, 59% nhân viên nghỉ việc hoặc bị đề nghị thôi việc đang ăn trộm dữ liệu, dù 79% trong số đó biết họ không được phép và cũng chỉ 15% các tổ chức tiến hành kiểm tra lại các văn bản bị đánh cắp. Như vậy, bất kỳ sự xâm nhập nào xuất phát từ bên ngoài hay bên trong tổ chức cũng đều có thể gây ra những tổn hại to lớn, khó khắc phục, thậm chí có thể làm sụp đổ cả một “đế chế".
Giải pháp để tối ưu năng lực bảo toàn hệ thống doanh nghiệp
Trước thực tế các cuộc tấn công trong thế giới ảo diễn ra ngày càng nhiều nhưng hệ quả thì không hề ảo, giới chuyên gia công nghệ cho rằng với an ninh bảo mật không phải đợi đến “mất bò mới lo làm chuồng”. Đã đến lúc kiến trúc mạng của tổ chức phải được “thay máu”, nếu không muốn một tương lai bất định bên bờ vực. Ý thức được điều đó và tìm kiếm, đầu tư một giải pháp bảo mật phù hợp là hành động không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn bảo vệ tài sản và uy tín của chính mình.
Từ kinh nghiệm thực tiễn trong việc triển khai các giải pháp an ninh mạng qua nhiều doanh nghiệp, ông Hoàng Văn Thắng, Chuyên gia tư vấn các giải pháp bảo mật của Lạc Việt nhận định: “Hiện tại chưa có một hệ thống thông tin nào có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối trước các cuộc tấn công mạng, nên việc chuẩn bị nhằm hạn chế rủi ro và ứng cứu sự cố phải được đặt lên hàng đầu. Những hậu quả nghiêm trọng mà các tổ chức phải gánh chịu từ các cuộc đột kích có chủ đích trong thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho vấn đề bảo mật và an toàn thông tin trong doanh nghiệp”.
Với những lợi ích thiết thực mà các giải pháp bảo mật an ninh doanh nghiệp mang lại, buổi hội thảo đến từ hai đơn vị công nghệ hàng đầu là Lạc Việt và Dell thực hiện sắp tới sẽ cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn toàn cảnh về những nguy cơ đe dọa an ninh mạng của tổ chức, cùng các giải pháp để xây dựng và vận hành hệ thống an ninh mạng hiệu quả. Đây sẽ là sự kiện quy tụ các chuyên gia công nghệ và hơn 60 đại diện là các giám đốc điều hành, giám đốc IT của các tổ chức, doanh nghiệp quy mô lớn đến tham dự.
Buổi hội thảo đến từ hai đơn vị công nghệ hàng đầu và Thời báo Kinh tế Sài Gòn bảo trợ thông tin.
Đặc biệt, tại buổi hội thảo, ngoài việc được kết nối thông tin chuyên môn, các nhà lãnh đạo khi tham gia còn có thể đăng ký tư vấn, khảo sát trực tiếp hệ thống an ninh thông tin hiện tại của tổ chức, doanh nghiệp mình với các chuyên gia đầu ngành từ Lạc Việt và Dell. Đây là cơ hội vàng để các nhà điều hành cùng rà soát và đánh giá năng lực hệ thống, cũng như chuẩn bị sẵn các phương án bảo mật, khôi phục tài sản dữ liệu để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe và tương lai doanh nghiệp.
Chương trình hội thảo không thu phí, hướng đến lợi ích thật sự của khách mời nên Ban tổ chức sẽ có sự chọn lọc và giới hạn về số lượng đăng ký tham dự.
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.