Quy mô buổi lễ Nhật hoàng qua đêm với nữ thần Mặt trời
Nhật hoàng Naruhito và hoàng hậu Masako.
Theo Japan Times, nghi lễ cuối cùng mang tên “Daijosai” diễn ra trong một không gian mang đậm màu sắc Thần đạo, được dựng nên và chỉ sử dụng một lần duy nhất ở khuôn viên hoàng cung Tokyo.
Toàn bộ việc xây dựng khu nhà rộng 6.500m2, với 30 kiến trúc lớn nhỏ khác nhau phục vụ nghi lễ tiêu tốn 2 tỷ yen (khoảng 18 triệu USD). Chi phi cho toàn bộ nghi lễ lên tới 2,9 tỉ yen (khoảng 27 triệu USD).
Daijosai có nghĩa là đại thường tế - nghi lễ dâng cúng thức ăn. Đây là nghi lễ cuối cùng trong ba nghi lễ kế vị của Nhật hoàng, trước đó là các nghi lễ Kenji-to-Shokei-no-gi (dâng ba báu vật) và Sokuirei-Seiden-no-gi (lên ngôi ở chính điện).
Cảnh sát Nhật Bản giám sát các phương tiện ra vào cung điện hoàng gia ở Tokyo.
Nghi lễ này có truyền thống hàng ngàn năm, nhưng nghi thức được sử dụng hiện tại có nguồn gốc từ những năm 1800, và hiện bị chỉ trích là quá mang nặng tín ngưỡng, không còn phù hợp.
Nghi lễ được định hình như ngày hôm nay, diễn ra từ trước Thế chiến 2, khi Nhật hoàng vẫn còn nắm quyền tuyệt đối. Ông nội của Nhật hoàng Naruhito, cố Nhật hoàng Hirohito vẫn giữ được tước vị sau khi Nhật Bản thua quân Đồng Minh trong Thế chiến 2, nhưng không còn nắm quyền lực chi phối đất nước.
7 giờ tối ngày 14.11, Nhật hoàng Naruhito mặc trang phục màu trắng, bước vào Điện Yuki và ở lại tại đó cho đến sáng sớm ngày 15.11. Nhật hoàng sẽ vào gian phòng trong cùng để dâng cơm, rượu sake, rau củ, hải sản và sản vật địa phương trên cả nước cho nữ thần Amaterasu (nữ thần Mặt trời) và các thần khác.
Những ngôi nhà gỗ được dựng nên chỉ để phục vụ nghi thức.
Hoàng hậu cũng mặc trang phục truyền thống, xuất hiện ở khu đền, nhưng không vào trong phòng cùng Nhật hoàng. Thay vào đó, hoàng hậu Masako sẽ cầu nguyện ở một căn phòng khác.
Khoảng 700n quan chức Nhật Bản, bao gồm Thủ tướng Shinzo Abe, chính trị gia, lãnh đạo địa phương và các đại diện trên khắp cả nước, sẽ quan sát nghi lễ từ bên ngoài.
Trong đêm ở lại với nữ thần Mặt trời, Nhật hoàng Naruhito sẽ thưởng thức các món ăn - hành động được xem là tượng trưng cho sự hợp nhất giữa Nhật hoàng và nữ thần Mặt trời, biến Nhật hoàng thành người đại diện cho nhân dân và các thần linh.
Nghi lễ Daijosai từng gây tranh cãi khi lần đầu tiên diễn ra sau chiến tranh vào năm 1990. Người lên ngôi khi đó là cha của Nhật hoàng Naruhito, cựu Nhật hoàng Akihito. Năm ngoái, thái tử Akishino, em trai của Nhật hoàng Naruhito, từng đề xuất toàn bộ chi phí tổ chức nghi lễ do hoàng gia chi trả.
Toàn bộ công trình sẽ được tháo dỡ vào tháng 12, sau khi người dân Nhật Bản có cơ hội đến tham quan.
Tuy nhiên, đề xuất này bị từ chối và chính phủ Nhật Bản vẫn cấp ngân sách cho toàn bộ nghi lễ. Sau buổi lễ, khu đền rộng 6.500m2 được mở cửa cho người dân vào tham gia, trước khi bị tháo dỡ vào tháng 12.
Năm nay, kích thước khu đền đã giảm 20% so với các buổi lễ diễn ra trước đây. Gỗ được sử dụng để xây ngôi đền cũng là gỗ thường, không phải gỗ quý như theo quy tắc.
Phần mái của các sảnh chính cũng được cách tân để giảm chi phí và giảm thời gian xây dựng. Phần gỗ sau khi bị tháo dỡ sẽ được tái chế càng nhiều càng tốt, món ăn Nhật hoàng dùng không hết của 47 tỉnh thành phố ở Nhật cũng sẽ được tận dụng. Trong quá khứ, các món ăn sau nghi lễ đều được đem chôn. Nhưng hành động này ngày nay bị chỉ trích là quá phung phí.
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.