Qua cơn sốt đất Phú Quốc, nhà đầu tư bắt đầu chuyển hướng dòng tiền vào vùng đất mới nổi này
Ông Hoàng Tùng, Giám đốc một sàn giao dịch tại Kiên Giang chia sẻ rằng có khoảng thời gian dài công ty chỉ nhận được khách quan tâm về BĐS Phú Quốc, các khu vực còn lại của Kiên Giang hầu như không được hỏi tới. Tuy nhiên, từ sau khi quy định về tách thửa cũng như siết chặt giao dịch đất ở Phú Quốc được ban hành thì tình trạng này đã không còn nữa, nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến các khu vực khác, giao dịch khá thuận lợi.
Đánh giá của một số nhà đầu tư khác cũng cho thấy, xu hướng "ly tâm" từ Phú Quốc sang một số địa phương có tiềm năng mới, đó là những vùng ven biển của tỉnh Kiên Giang đang mạnh dần lên. Nguyên nhân của việc này chính là việc chính quyền địa phương thời gian qua đã thực hiện nhiều biện pháp siết chặt giao dịch, chuyển nhượng đất đại tại đảo Phú Quốc.
Ở một khía cạnh khác, tỉnh Kiên Giang đang mong muốn kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển du lịch dựa trên tiểm năng và lợi thế sẵn có. Do đó, TP Hà Tiên, Quần đảo Hải Tặc hay Rạch Giá đang là điểm lựa chọn sinh lời tốt của các nhà đầu tư.
"Ở khu vực miền Tây, ngoài Phú Quốc thì những thị trường mới nổi này đang hấp dẫn các nhà đầu tư nhất, bởi vì cơ sở hạ tầng kết nối giữa Phú Quốc và đất liền đang được đầu tư khá mạnh mẽ", ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, nhận định tại một hội thảo về phát triển thị trường BĐS tỉnh Kiên Giang mới đây.
Theo đó, làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư này thấy rõ nhất là khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí thành lập phường Mỹ Đức và TP Hà Tiên, trên cơ sở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang hiện tại. Theo quy hoạch, Hà Tiên sẽ trở thành đô thị văn hóa du lịch trọng điểm của khu vực phía Nam và cùng với Phú Quốc trở thành động lực kinh tế chính của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đây cũng là thành phố biển sở hữu nhiều lợi thế để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng như có vị trí liền kề Phú Quốc, thuộc tam giác vàng du lịch của Kiên Giang bao gồm Hà Tiên - Phú Quốc - Rạch Giá, nằm trong vịnh Thái Lan, là cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mekong khi đến Việt Nam, sở hữu hệ thống danh thắng nổi tiếng.
Thời gian gần đây, hàng loạt dự án giao thông, hạ tầng với tổng số vốn lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng đã được phê duyệt, thêm động lực cho sự phát triển bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng của địa phương.
Theo báo cáo của TP. Hà Tiên, tính đến 2020 thành phố có 210 công trình. Du lịch Hà Tiên cũng sắp được gỡ nút thắt hạ tầng với làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào giao thông liên kết vùng, có thể kể đến như: Cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu (vốn đầu tư ước tính 45.000 tỷ đồng) giúp kết nối trực tiếp với cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và TPHCM - Trung Lương - Cần Thơ - Cà Mau; Dự án đường hành lang ven biển (vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng) có điểm đầu từ Bangkok (Thái Lan) qua Campuchia và kết thúc tại thành phố Cà Mau với tổng chiều dài 950km. Đoạn đi qua địa phận Việt Nam dài khoảng 217km có điểm đầu tại Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên.
Dự án Cầu vượt biển Hà Tiên - Phú Quốc (vốn đầu tư dự kiến 7.000 tỷ đồng) do một tập đoàn địa ốc hàng đầu của Singapore đề xuất đầu tư và đã làm việc với chính quyền địa phương; Phà Hà Tiên - Phú Quốc (vốn đầu tư 550 tỷ đồng); Dự án nâng cấp Quốc lộ 80 đi qua địa phận TP Hà Tiên; Dự án nâng cấp Quốc lộ N1.
Đáng chú ý phải kể đến dự án Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (Quốc lộ 80) vừa được Bộ GTVT yêu cầu đến tháng 3/2020 phải hoàn thành. Dự án có vốn đầu tư 476 tỷ đồng, được xem là cao tốc huyết mạch của Kiên Giang kết nối với khu vực miền Tây. Ngoài ra, cầu Vàm Cống sẽ thông xe trong tháng 5/2019 chấm dứt tình trang "qua sông lụy phà" trên tuyến TPHCM – Hà Tiên.
Riêng lĩnh vực đầu tư khách sạn được tăng lên đáng kể. Hiện nay trên địa bàn TP. Hà Tiên có 174 cơ sở lưu trú cho du khách, trong đó có 27 khách sạn với 1 khách sạn 3 sao, 6 khách sạn 2 sao và 12 khách sạn 1sao với tất cả 2.453 phòng nghỉ.
Về lĩnh vực BĐS, theo số liệu từ UBND TP. Hà Tiên, tính đến thời điểm hiện tai đã có gần 50 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng đầu tư vào nơi này. Đáng chú ý như: Khu đô thị du lịch Nam Hà Tiên (Công ty TNHHMTV thương mại và xây dựng A.C.M); dự án khu du lịch sinh thái biển, đảo Hòn Tre Vinh và đảo Hòn Đước, thuộc quần đảo Hải Tặc (Công ty TNHHMTV sản xuất và thương mại T&T); dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi ven biển thuộc Khu du lịch Mũi Nai (Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Mũi Nai - Hà Tiên); dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Hà Giang (Công ty TNHHMTV bột cá Hà Tiên);
Dự án khu dân cư Cửu Cửu Long (Công ty TNHHMTV Cửu Cửu Long); dự án đảo công viên văn hóa và làng sinh thái Đông Hồ (Công ty Trách nhiệm hữu hạn bất động sản Trần Thái), dự án đóng mới phà vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường biển cùng dự án đầu tư xây dựng khu dịch vụ - thương mại - du lịch phường Tô Châu - giai đoạn 1 (Công ty Thạnh Thới)...
Chưa kể, theo tiết lộ của một đơn vị phát triển BĐS tại Hà Tiên, sắp tới thành phố biển này sẽ đón nhận dòng vốn lớn từ nhiều chủ đầu tư uy tín. Đơn cử như Vingroup đang hé lộ kế hoạch sẽ xây dựng khu thương mại dịch vụ cao cấp tại trung tâm khu đô thị mới Hà Tiên. City Land cũng ráo riết triển khai một số hoạt động tại Mũi Ông Cọp, chuẩn bị cho kế hoạch tham gia thị trường tiềm năng này.
Hay như dự án Ha Tien Venice Villas do C&T phát triển gần đây. Được biết, đây là dự án đầu tiên tích hợp hơn 20 tiện ích đỉnh cao phục vụ du lịch nghỉ dưỡng như cầu cảnh quan ngắm trọn Vịnh Hà Tiên, đường dạo bộ ven biển dài hơn 1 km duy nhất tại ĐB.SCL, 2 hồ bơi vô cực trong suốt giữa lưng chừng biển, sân tennis, sân golf trên không, nhà hàng, khu café, quảng trường Phục Hưng, công viên nghệ thuật phong cách Ý,…
Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang, ông Trần Chí Dũng cho biết, hiện tại Hà Tiên gặp không ít khó khăn, nhưng tương lai gần sẽ khắc phục những hạn chế về giao thông. Đồng thời việc thu hút nhiều dự án BĐS sẽ giúp cho mũi nhọn du lịch ở Hà Tiên phát triển mới lạ hơn.
Góc Nhìn
Tập đoàn BBB GROUP chính thức đặt trụ sở tại Thái Lan sau thời gian dài tìm hiểu và đầu tư tại đất nước Chùa Vàng.