Phát hiện ra con trăn khổng lồ Nam Mỹ có thể tự sinh nở mà không cần tiếp xúc với con đực
Vào mùa đông năm ngoái, khi các nhân viên Thủy cung New England đang chuẩn bị cho sự kiện ngoài giờ gần khu bảo tồn rừng nhiệt đới Amazon, họ đã khám phá ra một điều bất ngờ. Con trăn có tên là Anna – 8 năm tuổi, nặng khoảng 13,6 kg và dài 3 mét - đã sinh ra một lứa trăn con.
Một trong những con rắn sinh ra mà không cần tới cha.
Sau khi nhận được thông báo, nhà sinh vật học bản địa đã vào bể và tìm thấy ba chú trăn con còn sống và khoảng một chục con trăn nữa vẫn đang được sinh ra.
Nếu nhìn từ bên ngoài, sự việc này không hề bất thường. Trăn anaconda không gặp khó khăn khi sinh sản trong môi trường nước và những con trăn sống trong khu bảo tồn Amazon này cũng không ngoại lệ.
Nếu tự do sinh sản, một con trăn mới trưởng thành như Anna có thể sinh hàng chục đứa con một lúc, đó là lý do tại sao các nhân viên tại thủy cung Boston này đã vô cùng cẩn trọng nuôi giữ trăn đực và trăn cái trong các bể riêng biệt. Do đó, những con trăn khác sinh sống cùng với Anna đều là trăn cái. Anna không có bất cứ mối liên quan với một con trăn đực nào cả.
Như vậy, những con trăn khác sinh sống cùng với Anna đều là trăn cái. Anna không có bất cứ mối liên quan với một con trăn đực nào cả.
Tuy nhiên, bằng cách nào đó, nó vẫn mang thai.
Đó có phải là phép màu không? Tất nhiên là không, phép thuật thì làm gì có thực. Nhưng đàn phải xếp sự việc kỳ lạ này vào mục "điều kỳ diệu của tự nhiên" thôi.
Các nhà nghiên cứu ngay lập tức hoài nghi khả năng sinh sản hiếm gặp này được gọi là sự sinh sản đơn tính, có nghĩa là một giống cái có thể tự thụ thai. Nó không cần đến giống đực. Bản thân từ này có nguồn gốc từ Hy Lạp. Bản dịch của nó có nghĩa là sinh đồng trinh.
Hiện tượng này phổ biến hơn ở thực vật và các loài côn trùng, tuy nhiên hiện tượng cũng đã được ghi nhận ở một số loài thằn lằn, cá mập, chim và rắn.
Trước đây, tại một sở thú ở Vương quốc Anh vào năm 2014, các nhà khoa học đã ghi nhận một trường hợp tự sinh sản ở một con trăn vừa trưởng thành và có một con trăn con còn sống.
"Về mặt di truyền, đó là một quá trình dễ bị tổn thương", phát ngôn viên của thủy cung Tony LaCasse nói.
"Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, rồi cũng sẽ tìm ra cách. Đó là một quá trình sinh sản hoàn toàn độc đáo và tuyệt vời, nhưng nó có khả năng tồn tại thấp hơn so với sự sinh sản hữu tính."
Sự sinh sản đơn tính không nhất thiết là một sản phẩm của sự nuôi nhốt. Quá trình này đã được ghi nhận trong tự nhiên và được biết là xảy ra trong các loài mà con cái có thể không tìm thấy con đực trong một thời gian dài, LaCasse nói.
Dựa vào đó, Sự sinh sản đơn tính là một lời giải thích hợp lý cho trường hợp vẫn còn trinh tiết mà vẫn có thể sinh con của Anna. Nhưng trước khi thủy cung có thể ra thông báo chính thức, các nhà sinh học "cần phải điều tra một số thứ".
Những con trăn cái sống cùng với Anna đã được kiểm tra chặt chẽ để xác nhận lại giới tính sinh học của chúng. Các nhân viên đã loại trừ "việc cấy phôi bị trì hoãn", bởi vì quá trình sinh trưởng của Anna đã được ghi chép lại.
Anna được sinh ra tại một tổ chức bảo vệ động vật bò sát và mang về Thủy cung New England khi còn là một con trăn rất nhỏ, không tiếp xúc với con đực nào.
"Các bác sĩ thú y thủy cung đã gửi đi các mẫu mô để phân tích", và cho biết. "Nhiều tuần sau, kết quả đã kiểm nghiệm chính là điều mà hầu hết nhân viên Thủy cung đều hoài nghi."
Toàn bộ ADN đều thuộc về con trăn Anna. Hai đứa con còn sống của nó (một phần ba đã chết 48 giờ sau khi sinh) dường như là bản sao di truyền của Anna.
"Có thể có nhiều loài sinh vật khác nhau sinh sản đơn tính, phần lớn trong số đó không mang lại bản sao DNA chính xác của mẹ chúng. Tuy nhiên, trình tự di truyền hạn chế được thực hiện trên hai con trăn nhỏ này của Anna cho thấy sự trùng khớp hoàn toàn trên tất cả các nơi tiến hành thử nghiệm".
Sau khi thủy cung công bố bí mật của Anna với thế giới, các nhân viên cho biết họ đã bế hai con trăn con mỗi ngày của mình để chúng có thể nhận sự hỗ trợ đặc biệt từ con người. Hai con trăn mới sinh vẫn đang được chăm sóc rất cẩn thận.
Con trăn nhỏ hơn khá điềm tĩnh, chỉ thích nằm một trỗ trầm tư sự đời. Con trăn còn lại thì có cơ thể dày dặn hơn, dường như muốn khám phá mọi thứ.
Tham khảo Washington Post
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.