Ông Phạm Văn Tam: Không muốn là 'tội đồ' dù đã rất mệt mỏi, nếu Asanzo phá sản sẽ mắc nợ người dân
Sự cố Asanzo đến nay đã xảy ra tròn 1 tháng, dư luận dậy sóng với nhiều quan điểm trái chiều, cơ quan chức năng vào cuộc điều tra giải quyết… và sau đó là thời gian để chúng ta nghĩ về cụm từ "Made in Vietnam".
Thực tế chưa có quy định nào rõ ràng về việc sản phẩm được ghi nhận xuất sứ Việt Nam, chính điều này đang "thử thách" để đưa ra kết luận cuối cùng: liệu rằng Asanzo có sai phạm hay lừa gạt người tiêu dùng, và rộng hơn cho những thương hiệu khác cũng đang chịu "vạ lây".
Theo yêu cầu của Thủ tướng, các bộ liên quan sẽ phải nộp báo cáo kết luận vào ngày 30/7 tới đây, bản thân Asanzo cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho những kịch bản kế tiếp: Khôi phục lại từ đầu hay chính thức bỏ cuộc.
"Bây giờ Công ty thực sự kiệt quệ, có khi mất đến vài năm nếu muốn khôi phục, theo tôi với tình trạng thực tế có lẽ phải mất phải 4-5 năm để xây dựng lại. Nếu tôi đủ tiền thì có thể bơm nó lên lại nhanh hơn, nhưng bây giờ thực sự Asanzo không đủ nguồn lực. Vấn đề lúc này là có đủ tiền hay không, rồi mới tính đến có làm lại hay không?
Những gì tôi cầm trên tay sau khi có kết luận là một tờ giấy, và muốn cho người tiêu dùng hiểu được bản chất thì là chuyện khác, có khi sau vụ này tôi sẽ quyết định khép gọn lại, không làm nữa", ông Phạm Văn Tam nói trong lần trao đổi mới đây.
Thị trường xuất hiện làn sóng tẩy chay Asanzo từ phía người tiêu dùng, các đơn vị bán hàng cũng lần lượt tháo bỏ sản phẩm khỏi kệ… ông Tam cho biết, Asanzo đã mất khoảng 95% doanh thu sau sự cố trên.
Tổng kết nửa năm, lợi nhuận đã về 0 thậm chí thua lỗ, sau 1 tháng trời ròng rã ngưng sản xuất, ngưng bán hàng trong khi vẫn phải chi ra hàng chục tỷ chi phí duy trì bộ máy hoạt động.
Mặt khác, nhà đầu tư đồng loạt rút vốn, và dĩ nhiên Asanzo phải chi trả cổ tức, chia lãi… ngân hàng cũng đóng băng các khoản vay, nhà phân phối trả lại hàng; ước tính thiệt hại đến nay đã lên đến 1.000 tỷ đồng.
Tổn thất lớn nhất là thương hiệu, ngay cả thợ thu tiền điện cũng mất lòng tin
Hiện, Asanzo phải dừng hết mọi công việc, bởi người cung cấp không trưng bày thì đồng nghĩa doanh nghiệp không có cơ hội bán hàng, sản xuất cũng bằng không.
Đây là một sự cố không ai lường trước được cũng như không có trong hợp đồng, bản thân ông Tam rất thông cảm cho hành động của nhà phân phối. Trước yêu cầu trả hàng lại, phía Asanzo có thương lượng nhà cung cấp tiếp tục giữ hàng, để khi giải quyết xong sự việc có thể buôn bán bình thường trở lại.
"Doanh thu tháng này dừng hẳn, chi phí vẫn phải duy trì, công nhân vẫn làm việc bình thường, tính đến này đã có khoảng hơn 100 công nhân tự động xin nghỉ việc", đại diện Asanzo thống kê.
Đặc biệt, thiệt hại đáng kể nhất với ông chủ Asanzo chính là thương hiệu, người tiêu dùng đang nghĩ nó rất xấu. Nếu kết luận cuối cùng có lợi cho phía Công ty, bản thân ông Tam cho biết cũng rất vất vả để làm lại truyền thông gần như ngay từ đầu để mọi người hiểu, chứ không phải có kết quả là xong.
Lấy ví dụ đơn giản bản thân người thợ điện, bình thường hàng tháng đến kỳ trả tiền có thể gộp, song sau sự cố đã liên tục gọi điện nhắc đến kỳ nộp tiền, với hoá đơn chỉ vài triệu đồng, bấy nhiêu đó đủ để thấy tâm lý của các bên liên quan với hãng.
"Bao nhiêu năm đầu tư cho thương hiệu, tính nôm na mấy năm liền bỏ ra hàng trăm tỷ, và nay muốn lấy lại ít nhất phải mất tương đương sức lực như vậy.
Có thể, thiệt hại lần này kéo dài đến hết năm 2019, đến năm 2020 mới có thể hồi phục", nói là vậy, bản thân ông Tam cũng đang băn khoăn đến khi có kết luận Asanzo có còn đủ lực để đứng dậy?
Nếu Asanzo phá sản sẽ phải mắc nợ người tiêu dùng hàng chục ngàn tỷ đồng
"Thực sự tôi không biết còn đủ sức để đi tiếp, để máu lửa trở lại hay không?", ông Tam phân trần. Dòng tiền Asanzo hiện đã cạn kiệt, ngược lại vẫn phải chi vài chục tỷ nuôi bộ máy hàng tháng, tính đến cuối năm cũng mất khoảng vài trăm tỷ đồng.
Nói về công tác kiểm tra của các cơ quan, 1 tháng qua rất nhiều Bộ theo yêu cầu Thủ tướng liên tiếp vào làm việc, tuy nhiên vẫn đang chờ kết quả.
Định hướng thời gian tới, Asanzo theo người đứng đầu đang "ráng" chờ đến hạn chót công bố kết luận vào ngày 30/7, sau đó có thể sẽ giải thể và tiến hành thông báo công nhân nghỉ.
Tuy nhiên, bộ máy bảo hành vẫn phải duy trì, thống kê liên quan đến khâu chăm sóc bán hàng Công ty hiện bao gồm mảng tổng đài viên hơn 50 nhân công, hàng trăm đơn vị bảo hành với nhân sự khoảng 300-400 người… Asanzo xác định vẫn phải duy trì và không thể cắt bỏ ngay được.
"Nếu Asanzon phá sản sẽ phải mắc nợ người dân, hiện người tiêu dùng khắp Việt Nam đang mua hàng triệu tivi với giá trị lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.