Nửa năm nhìn lại, thị trường BĐS Đà Nẵng đang ra sao?
Nguồn cung tăng, áp lực giảm giá
Nguồn cung thị trường khách sạn 4-5 sao ở Đà Nẵng đón nhận thêm năm khách sạn 4 sao trong 6 tháng đầu năm 2019, cung cấp thêm tổng cộng 548 phòng, tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm 2018. Con số này dự kiến còn tăng mạnh đến năm 2020.
Đa số các khách sạn mới trong thời gian gần đây nằm ở phân khúc 4-sao, tọa lạc dọc bờ biển Mỹ Khê. Ngoài ra, trong nửa đầu năm 2019, có một khách sạn 5-sao là Pullman Danang đã hoàn thiện nâng cấp và trùng tu lại cơ sở vật chất nhằm phục vụ khách tốt hơn.
Trong sáu tháng đầu năm 2019, giá phòng bình quân của khối 4-5 sao ghi nhận mức giảm 17% so với cùng kỳ năm 2018, trong khi công suất phòng giảm nhẹ 2,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018.
Theo lý giải của CBRE Việt Nam, sự gia tăng nguồn cung ở phân khúc 4-sao trong thời gian gần đây làm giảm giá phòng bình quân của khối khách sạn 4-5 sao, trong khi khối này đang ngày càng chịu nhiều áp lực hơn khi một số dự án condotel và một loạt các khách sạn 3-sao bắt đầu đi vào vận hành.
Trong nửa cuối năm 2019, thị trường Đà Nẵng dự kiến sẽ có thêm ba khách sạn 4-sao đi vào hoạt động. Trong năm 2020, thị trường sẽ đón nhận sự gia nhập của JW Marriott Đà Nẵng, một thương hiệu hạng sang của tập đoàn Mariott với điểm nhấn là trung tâm thương mại VV Mall. Ngoài ra, một dự án nổi bật khác cũng dự kiến đi vào vận hành cuối năm 2020 là MGallery Bà Nà với khoảng 2.000 phòng và kiến trúc cổ điển, tọa lạc trong tổ hợp Sun World Ba Na Hills.
Condotel vẫn là mối lo ngại của nhà đầu tư
Tỷ lệ bán ở phân khúc sản phẩm này có đà tăng chậm hơn so với các năm trước do những nghi ngại về tính pháp lý của những dự án condotel. Đặc biệt là trong bối cảnh đã có dự án condotel mà người mua bị thu hồi sổ đỏ lâu dài, thay vào đó là sổ có thời hạn.
Trái ngược với Đà Nẵng, thị trường Quảng Nam ghi nhận những hoạt động giao dịch sôi nổi hơn với một loạt những dự án được mở bán như Malibu, The Pearl Hoi An. Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có xu thế mở rộng ra hướng Quảng Nam trong bối cảnh những khu đất dọc bờ biển Đà Nẵng gần như đều đã được lấp đầy.
Giá chào bán trung bình của tất cả các dự án hầu như không thay đổi trong quý này. Giá trung bình lần lượt vẫn ở mức 4.459 USD/m2, 2.268 USD/m2, và 1.167 USD/m2 cho các dự hạng sang, cao cấp và trung cấp. Tính đến hết qúy 2/2019, đã có 81,3% nguồn hàng biệt thự nghỉ dưỡng được tiêu thụ.
Thị trường căn hộ bán và văn phòng hiếm nguồn cung
Từ cuối tháng 6/2018 đến cuối tháng 6/2019, thị trường Đà Nẵng không có thêm nguồn cung căn hộ bán nào. Giá bán trung bình của các phân khúc lần lượt là 3.820 USD/m2; 2.250 USD/m2 và 1.190 USD/m2 cho phân khúc hạng sang, cao cấp và trung cấp.
Mặc dù vậy, theo CBRE Việt Nam, trong bối cảnh pháp lý cho sản phẩm condotel còn chưa rõ ràng gây hoang mang cho một số nhà đầu tư, các dự án căn hộ sắp ra mắt ở Đà Nẵng đang nhận được khá nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường.
Hiện nay, căn hộ hiện đang cho thấy một số ưu điểm hơn condotel như quyền sử dụng lâu dài, quyền nhập hộ khẩu trong khi người mua vẫn có thể tận hưởng các chính sách cam kết cho thuê từ một số chủ đầu tư.
Trong sáu tháng đầu năm 2019, thị trường văn phòng Đà Nẵng chào đón một tòa nhà hạng B, Thành Lợi Building 2, tọa lạc ở quận Thanh Khê với quy mô 21 tầng, và không có nguồn cung mới nào ở phân khúc hạng A.
Do sự hạn chế về nguồn cung tương lai và lực cầu vẫn đang ở mức ổn định, giá thuê và tỷ lệ lấp đầy dự kiến sẽ có xu hướng được cải thiện trong thời gian tới.
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.