Người sở hữu 200m2 đất Hà Nội có thể phải đóng 129 triệu/năm thuế tài sản
Trong Tờ trình Về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tài sản gửi Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng (Ảnh minh họa)
Bộ Tài chính mới đây đã công bố Dự thảo xin ý kiến hồ sơ lập đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tài sản.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất sẽ đánh thuế tài sản đối với đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp nhưng sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc để ở.
Nhà và công trình trên đất có giá trị trên 700 triệu đồng, ô tô có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên, tàu bay, du thuyền... sẽ bị đánh thuế. Mức thuế suất dự kiến ở mức 0,3 hoặc 0,4%.
Trong Báo cáo Đánh giá tác động dự án Luật thuế tài sản của mình, Bộ Tài chính cho biết đã tính toán số thu thuế tài sản dự kiến phải nộp đối với thửa đất ở có diện tích 200m2 tại khu vực thành thị.
Theo đó, giá 1m2 đất tính thuế được lấy theo giá 1m2 đất thấp nhất, giá 1m2 đất cao nhất tại Bảng giá đất do UBND các tỉnh ban hành và giá 1m2 đất trung bình trên cả nước.
Thuế tài sản 0,3%, có thể nộp 97,2 triệu đồng tiền thuế
Nếu tính theo giá 1m2 đất thấp nhất tại Bảng giá đất do UBND các tỉnh ban hành và mức thuế suất thuế tài sản dự kiến là 0,3% thì số thuế tài sản dự kiến phải nộp (chưa tính miễn, giảm) giao động từ 18.000 đồng/hộ/năm đến 2.376.000 đồng/hộ/năm.
Trong đó, thấp nhất là ở tỉnh Hà Giang; cao nhất là ở Hà Nội. Số tiền này chiếm từ 0,007% đến 0,45% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm có thu nhập cao nhất; chiếm từ 0,008% đến 0,51% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành y tế; và chiếm từ 0,008% đến 0,52% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành giáo dục.
Nếu tính theo giá 1m2 đất cao nhất và mức thuế suất thuế tài sản 0,3%, số thuế tài sản dự kiến phải nộp (chưa tính miễn, giảm) có thể lên tới đến 97,2 triệu đồng/hộ/năm với đất ở ở Hà Nội, TP.HCM (Ảnh minh họa)
Còn nếu tính theo giá 1m2 đất cao nhất tại Bảng giá đất do UBND các tỉnh ban hành thì số thuế tài sản dự kiến phải nộp (chưa tính miễn, giảm) giao động từ 1.008.000 đồng/hộ/năm đến 97.200.000 đồng/hộ/năm. Trong đó, thấp nhất là ở tỉnh Lai Châu; cao nhất là ở Hà Nội, TP.HCM.
Bộ Tài chính cho biết: “Đối với thửa đất ở những vị trí đặc biệt, đất mặt phố, có giá đất cao, số thuế phải nộp cao thì tuyệt đại bộ phận người có quyền sử dụng đất ngoài thu nhập từ tiền lương, tiền công còn có thu nhập cao từ việc cho thuê đất, thuê nhà, kinh doanh...
Do đó, nếu so sánh trên tổng thu nhập gồm thu nhập từ tiền công, tiền lương và thu nhập từ hoạt động cho thuê đất, thuê nhà, kinh doanh thì số thuế tài sản phải nộp không phải là lớn.
Đối với trường hợp sở hữu giá trị tài sản lớn, trong khi thu nhập chỉ có tiền lương, tiền công ở mức thấp, chưa có nguồn để trả thuế, tại dự thảo Luật đã có quy định cho phép chậm nộp tiền thuế cho đến khi chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản”.
Cuối cùng, nếu tính giá 1m2 đất bình quân chung của cả nước và mức thuế suất thuế tài sản dự kiến là 0,3% thì số thuế tài sản dự kiến phải nộp bình quân (chưa tính miễn, giảm) là khoảng 6.078.000 đồng/hộ/năm.
Con số này chiếm 1,88% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm có thu nhập cao nhất; chiếm 2,04% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành y tế và chiếm 2,09% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành giáo dục.
Thuế tài sản 0,4%, có thể nộp 129,6 triệu tiền thuế
Theo Bộ Tài chính, nếu tính theo giá 1m2 đất thấp nhất tại Bảng giá đất do UBND các tỉnh ban hành và mức thuế suất thuế tài sản dự kiến là 0,4% thì số thuế tài sản dự kiến phải nộp (chưa tính miễn, giảm) giao động từ 24.000 đồng/hộ/năm đến 3.168.000 đồng/hộ/năm.
Trong đó, thấp nhất là ở tỉnh Hà Giang; cao nhất là ở Hà Nội. Con số này chiếm từ 0,01% đến 0,62% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm có thu nhập cao nhất; chiếm từ 0,01% đến 0,68% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành y tế; và chiếm từ 0,011% đến 0,695% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành giáo dục.
Nếu tính theo giá 1m2 đất cao nhất và mức thuế suất thuế tài sản 0,4%, số thuế tài sản dự kiến phải nộp (chưa tính miễn, giảm) có thể lên tới đến 129,6 triệu đồng/hộ/năm với đất ở ở Hà Nội, TP.HCM (Ảnh minh họa)
Trường hợp tính giá 1m2 đất cao nhất tại Bảng giá đất do UBND các tỉnh ban hành và mức thuế suất thuế tài sản dự kiến là 0,4% thì số thuế tài sản dự kiến phải nộp (chưa tính miễn, giảm) giao động từ 1.344.000 đồng/hộ/năm đến 129.600.000 đồng/hộ/năm. Trong đó, thấp nhất là ở tỉnh Lai Châu; cao nhất là ở Hà Nội, HCM.
Còn khi tính theo giá 1m2 đất bình quân chung của cả nước và mức thuế suất thuế tài sản dự kiến là 0,4% thì số thuế tài sản dự kiến phải nộp bình quân (chưa tính miễn, giảm) là khoảng 8.104.000 đồng/hộ/năm. Chiếm 2,51% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm có thu nhập cao nhất; chiếm 2,72% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành y tế và chiếm 2,79% thu nhập bình quân hộ (4 người) đối với nhóm ngành giáo dục.
Siêu trí tuệ: Tuyển thủ trí nhớ thế giới khiến khán giả "thót tim" khi thất bại ngay lần đầu thử thách
Loạt ảnh "lặng lẽ cau mày trong góc khuất" chứng minh cựu Hoàng phi Thái Lan vốn đã bị thất sủng từ lâu?
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.