Ngành thời trang 'mỳ ăn liền' đang hủy diệt thế giới như thế nào?
Theo báo cáo của Ủy ban kinh tế liên hiệp quốc tại Châu Âu (UNECE), ngành công nghiệp thời trang ăn liền trị giá 2,5 nghìn tỷ USD đứng thứ 2 trong số các lĩnh vực tiêu thụ nhiều nước nhất thế giới. Ngành kinh doanh này tiêu tốn tới 2.700 lít nước chỉ để sản xuất 1 chiếc áo cotton, tương đương với lượng nước một người tiêu thụ trong 2,5 năm.
Cũng theo nghiên cứu này, khoảng 1/6 dân số toàn cầu đang làm việc trong các ngành có liên quan đến thời trang ăn liền nhưng nhiều công ty trong ngành không đáp ứng được các điều kiện an toàn làm việc, bóc lột sức lao động trẻ em cũng như nhiều vấn nạn khác.
Báo cáo của UNECE đã làm bất ngờ các chuyên gia quốc tế bởi tổ chức này thường hướng đến việc thúc đẩy, cổ vũ giao lưu kinh tế giữa các thành viên như khối Châu Âu, Mỹ, Canada và một vài nước Trung Á chứ không hay bàn về vấn nạn thời trang.
Nước đọng sau một nhà máy may mặc ở thủ đô Cairo-Ai Cập
Sông Buriganga của Bangladesh bị ô nhiễm nặng do các nhà máy may mặc
Dẫu vậy, mục tiêu của UNECE là chống đói nghèo, giảm bất bình đẳng giới tính, tăng công ăn việc làm cho mọi người cũng như đảm bảo những nguồn tài nguyên cơ bản nhất như nước sạch cho người dân. Bởi vậy việc đề cập đến sự hủy hoại của thời trang ăn liền với môi trường là điều dễ hiểu.
Tổ chức UNECE cho biết người tiêu dùng ngày nay mua nhiều quần áo hơn 60% so với năm 2000 nhưng thời gian sử dụng chúng lại chỉ bằng một nửa so với trước đây. Bởi vậy ngành thời trang giờ đây trở nên nhanh, rẻ và tốn nhiều tài nguyên hơn trước.
Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), khoảng 84% số quần áo cũ tại Mỹ được chở đến bãi rác hoặc đem đi thiêu vào năm 2012. Tuy nhiên rất nhiều chất liệu may mặc khó phân hủy hoặc tự phân giải thành các hạt nhỏ li ti trong không khí gây ô nhiễm môi trường.
Thay đổi giá các sản phẩm trong khoảng 1995-2014. Giá quần áo tăng rất thấp so với bình quân.
Lượng khí thải nhà kính, đất và nước sử dụng cho ngành may mặc sẽ tăng mạnh vào năm 2025.
Trong khoảng 20 năm qua, số quần áo vứt đi của người Mỹ đã tăng 2 lần từ 7 triệu lên 14 triệu tấn, tương đương mỗi người vứt khoảng 36 kg quần áo mỗi năm.
Những thị trường lớn như Mỹ hay Châu Âu dẫn đầu về xu thế này nhưng tầm ảnh hưởng bắt đầu lan rộng tại Châu Á. Ước tính của UNECE cho thấy thế giới sẽ có 5,4 tỷ triệu người trung lưu vào năm 2030, cao hơn so với mức 3 tỷ người thu nhập trung bình hiện nay và điều này sẽ làm tăng nhu cầu về quần áo. Với đà như hiện nay, nguồn tài nguyên tiêu tốn vào năm 2050 để sản xuất quần áo sẽ nhiều gấp 3 lần so với năm 2000.
Không riêng gì tốn kém tài nguyên, ngành may mặc ăn liền còn gây ô nhiễm môi trường nặng khi thải ra môi trường lượng lớn rác thải trong quá trình sử dụng hóa chất. Đó là chưa kể lượng lớn chất thải xả ra khi con người sản xuất các nguyên liệu phục vụ cho ngành may mặc này.
Số liệu của Climate Works Foundation và Quantis công bố vào tháng 2/2018 cho thấy ngành dệt may và da giày chiếm tới 8% lượng khí thải nhà kính và con số này có thể lên tới 49% vào năm 2030 nếu các quốc gia không có động thái nào ngăn chặn.
Thị phần sản xuất các mặt hàng may mặc trên thế giới của Trung Quốc
Một ống thải của nhà máy may ở Trung Quốc. Ảnh Reuters.
AB
Góc Nhìn
Tập đoàn BBB GROUP chính thức đặt trụ sở tại Thái Lan sau thời gian dài tìm hiểu và đầu tư tại đất nước Chùa Vàng.