Năm 2018, ngành sư phạm sẽ có điểm sàn riêng
Điểm trường tốp đầu nên ở mức cao
Những năm gần đây, điểm chuẩn vào các trường sư phạm có xu hướng giảm dần. Đặc biệt trong năm 2017 vừa qua, một số trường sư phạm lại có điểm chuẩn rất thấp, thậm chí có trường Cao đẳng sư phạm thông báo tuyển thí sinh chưa đến 10 điểm/3 môn.
Nhằm giải quyết mối lo ngại về chất lượng giáo viên trong tương lai, Bộ GD&ĐT đã quyết định quy mức điểm sàn riêng để nâng cao chất lượng đầu vào của khối ngành này.
Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Kim Phụng, kỳ tuyển sinh 2018, các trường sẽ được phép tự chủ xác định mức điểm đầu vào (trừ các ngành đào tạo giáo viên) thay vì có mức điểm sàn chung như mọi năm.
Sau khi có điểm thi, các trường phải công bố công khai điểm sàn nhận xét tuyển trước khi thí sinh thay đổi nguyện vọng và phải nhập lên cơ sở dữ liệu thi tuyển sinh để quản lý.
Riêng đối với ngành sư phạm, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) sẽ do Bộ GD&ĐT quy định.
PGS.TS Lưu Trang, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Đà Nẵng cho rằng, điểm sàn cho các trường ĐH sư phạm tốp đầu nên ở mức cao, còn các trường khác thì ở mức điểm sàn có thể chấp nhận được, không quá thấp.
Đối với điểm sàn từng ngành đào tạo, theo PGS.TS Lưu Trang, điểm sàn đối với ngành Mầm non có thể quy định ưu tiên thí sinh có kỹ năng, năng khiếu một số môn học như: Nhạc, Họa và lòng yêu mến trẻ chứ không cần phải có kiến thức chuyên môn các môn học sâu như các ngành sư phạm ở cấp học khác.
Học sinh giỏi mới được dự tuyển
Theo dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy; tuyển sinh CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên chính quy, đối với trình độ ĐH, ngành đào tạo sử dụng 3 môn văn hóa để xét tuyển, học sinh tốt nghiệp THPT phải có xếp loại học lực năm lớp 12 từ loại giỏi trở lên. Ngành đào tạo sử dụng một hoặc hai môn văn hóa kết hợp thi năng khiếu thì điểm trung bình chung các môn văn hóa phải từ 8 trở lên, điểm môn năng khiếu do trường quy định.
Với trình độ CĐ, TC, ngành đào tạo sử dụng 3 môn văn hóa để xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực từ khá trở lên. Ngành đào tạo sử dụng một hoặc hai môn văn hóa kết hợp thi năng khiếu điểm trung bình chung các môn văn hóa từ 6.5 điểm trở lên, điểm môn năng khiếu do trường quy định.
Đây được cho là bước điều chỉnh trong xét tuyển đại học, cao đẳng ngành sư phạm để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Tuy nhiên, trước quy định này, một số chuyên gia cũng lo lắng về nguồn tuyển cho các trường đào tạo giáo viên. Vì thực tế, những năm qua, việc tuyển sinh của các trường bắt đầu gặp khó khăn do sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều. Hiện đang tồn tại nghịch lý đối với đào tạo sư phạm: Muốn chất lượng giáo viên tốt thì đầu vào phải cao. Nhưng những người giỏi lại không muốn vào sư phạm vì không có việc làm.
Việc Bộ GD&ĐT đưa ra quy định như năm nay là để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai, nhưng một vấn đề đáng cân nhắc là cơ hội tuyển sinh của các trường sẽ ra sao khi mà chính sách đãi ngộ cho giáo viên, cơ hội việc làm cho sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường chưa được cải thiện?
Ngân Linh (t/h)
Siêu trí tuệ: Tuyển thủ trí nhớ thế giới khiến khán giả "thót tim" khi thất bại ngay lần đầu thử thách
Loạt ảnh "lặng lẽ cau mày trong góc khuất" chứng minh cựu Hoàng phi Thái Lan vốn đã bị thất sủng từ lâu?
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.