Khủng hoảng giá heo, lợi nhuận hợp nhất quý 1.2018 của Masan vẫn tăng gấp ba
Mảng chăn nuôi trong quý 1.2018 của Masan giảm 40,2% so với cùng kỳ năm ngoái
Công ty CP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1.2018. Theo đó, mặc dù vẫn gặp nhiều khó khăn ở mảng chăn nuôi do giá heo giảm mạnh và kéo dài nhưng kết quả kinh doanh quý 1.2018 của MSN vẫn khá ấn tượng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của MSN, dù doanh thu thuần trong quý 1.2018 chỉ đạt 8.247 tỷ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ 2017 ( đạt 8.540 tỷ đồng), nhưng lợi nhuận gộp lại tăng từ 2.470 tỷ đồng (quý 1.2017) lên 2.762 tỷ đồng (quý 1.2018), tăng trưởng 11,8%. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng giảm 14,7%, từ mức 1.714 tỷ đồng xuống 1.409 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận từ các công ty liên kết tăng 59% từ mức 325 tỷ đồng lên 517 tỷ đồng... Điều này giúp lợi nhuận thuần trong quý 1.2018 của MSN đạt 1.022 tỷ đồng, tăng 289% so với cùng kỳ 2017 (263 tỷ đồng).
Lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông của công ty trong quý 1.2018 cũng đạt 816 tỷ đồng, tăng 244,3% so với cùng kỳ 2017 (đạt 237 tỷ đồng). Biên lợi nhuận thuần tăng 9,8% so với cùng kỳ (đạt 2,8%) nhờ việc vận hành hiệu quả bộ máy, giảm chi phí tài chính thuần.
EBITDA hợp nhất tăng trưởng 39,9% lên 2.606 tỷ đồng trong quý 1.2018, tăng mạnh so với con số 1.863 tỷ đồng của quý 1.2017, do việc quản lý hiệu quả chi phí quản lý và bán hàng.
Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Masan
Cụ thể ở mảng hàng tiêu dùng, trong quý 1.2018, Masan Consumer Holdings (MCH) đạt doanh thu lên tới 3.586 tỷ đồng, tăng trưởng 78,3% so với cùng kỳ 2017 (2.011 tỷ đồng). Nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh của HCH tăng mạnh một phần là do chiến lược tập trung “bán hàng đến người tiêu dùng” tăng 46,3% so với cùng kỳ. Đặc biệt, EBITDA tăng trưởng 417,4% từ mức 194 tỷ đồng trong quý 1.2017 lên 1.004 tỷ đồng trong quý 1.2018, qua đó cải thiện biên EBITDA từ 9,6% lên 28%.
Ở mảng chăn nuôi, Masan Nutri Science (MNS) bị ảnh hưởng bởi giá heo thấp nên doanh thu toàn quý chỉ đạt 3.201 tỷ đồng, giảm 40,2% so với cùng kỳ (5.353 tỷ đồng), biên lợi nhuận gộp cũng giảm 6,7% so với quý 1.2017, từ mức 23,9% xuống 17,2%; EBITDA cũng chỉ đạt 341 tỷ đồng, giảm 53,1% so với cùng kỳ năm trước (727 tỷ đồng).
Ở mảng khai thác khoáng sản, Masan Resources trong quý 1.2018 đạt mức doanh thu 1.487 tỷ đồng, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước (1.176 tỷ đồng). EBITDA cũng tăng 24,1%, đạt 787 tỷ đồng và lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông công ty cũng đạt 117 tỷ đồng, tăng 165,9% so với cùng kỳ.
Riêng mảng ngân hàng, trong quý 1.2018, Techcombank đạt tăng trưởng tổng lợi nhuận hoạt động (“TOI”) 26,8% lên 4.660 tỷ đồng so với 3.675 tỷ đồng cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế tăng lên 2.569 tỷ đồng, gần gấp đôi so với mức 1.325 tỷ đồng của quý 1.2017. Tỷ số lợi nhau65n trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng ta8ng17,9% so với mức 15,5% cùng kỳ. Tỷ số an toàn vốn đạt 14,5% và tỷ lệ nợ xấu còn 1,87%.
Dự báo kết quả tài chính năm 2018 của Masan
Về dòng tiền của Tập đoàn Masan, tính đến hết quý 1.2018, khoản tiền và tương đương tiền của Masan đạt 5.641 tỷ đồng; nợ vay đạt 34.597 tỷ đồng (nợ vay ngắn hạn 8.942 tỷ đồng và nợ vay dài hạn 25.655 tỷ đồng); Tổng tài sản đạt 61.808 tỷ đồng và Tổng vốn sở hữu đạt 19.580 tỷ đồng.
Quốc Hải
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.