Đi tìm dấu vết lụa tơ tằm 100% của NhaSilk
Thế nhưng NhaSilk vẫn liều lĩnh dấn thân với sứ mệnh khôi phục lại các làng nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, đặt lụa tơ tằm đúng vị trí thuộc về của nó.
Real silk . Real value là slogan và cũng là khẩu hiệu hành động của NhaSilk.
Có đúng là họ sẽ quyết tâm cung cấp cho thị trường lụa tơ tằm 100%, lụa được dệt từ những làng nghề truyền thống?
Để trả lời cho câu hỏi trên, hãy cùng nhau đi tìm dấu vết lụa NhaSilk.
Ai thực sự là người đứng sau thương hiệu NhaSilk?
Theo hồ sơ đăng ký, thương hiệu NhaSilk đã được công ty TNHH tơ lụa Nhã Lam nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, công ty này được cấp giấy phép hoạt động từ ngày 12.06.2018, đại diện pháp luật công ty là ông Trần Hữu Như Anh, người từng được biết đến như một hiệp sĩ với câu chuyện "giải cứu" hàng ngàn tấn dưa hấu giữa năm 2015, hỗ trợ thu mua dưa và trao lại hàng tỉ đồng giúp bà con nông dân trồng dưa thoát cảnh trắng tay trong tình cảnh cơn lũ trái mùa bất ngờ ập đến.
Ông Trần Hữu Phương, truyền nhân hiếm hoi còn sót lại của làng lụa truyền thống Mã Châu (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) – một trong những làng nghề cung ứng sản phẩm chính thức của NhaSilk cho biết:
"Vào năm 2017, trước cơn bão hàng giả, hàng kém chất lượng tràn ngập thị trường, cộng với việc niềm tin của người tiêu dùng với lụa trong nước mất đi đã làm làng nghề Mã Châu rơi vào tình trạng bế tắc đầu ra. Lúc bấy giờ, tôi có chia sẻ chuyện này với anh Như Anh và nhận được lời đề nghị giúp đỡ. Phía làng nghề sẽ cải tiến sản xuất để cho ra những sản phẩm lụa thượng hạng nhưng giá thành phải chăng, phía Như Anh sẽ tìm cách tiêu thụ sản phẩm ấy".
Ông Phương cũng cho biết thêm, với sự giúp đỡ, hỗ trợ của anh Như Anh, thời gian gần đây làng nghề cũng đã dần đi vào ổn định, lụa Mã Châu cũng đã tiêu thụ được hàng nghìn mét lụa tơ tằm mỗi tháng, mang về doanh thu hàng trăm triệu đồng. Trong kế hoạch phục dựng lại làng nghề truyền thống, anh Như Anh sẽ mở rộng quy mô sản xuất, thuê lại đất của người dân để trồng dâu nuôi tằm, tạo công ăn việc làm cho bà con, biến Bến Đò Tơ thành nơi du lịch làng nghề để góp phần xây dựng kinh tế quê hương ngày càng giàu mạnh.
"Hiệp sĩ" Trần Hữu Như Anh đã nói gì?
"Ngoài mong muốn ấp ủ từ lâu là khôi phục lại làng nghề dệt lụa quê hương Mã Châu nói riêng, các làng nghề dệt lụa trên cả nước nói chung tôi còn rất bức xúc khi lụa giả, lụa pha tràn lan trên khắp Việt Nam. Đã là lụa Việt thì phải là lụa 100% tơ tằm và được dệt tại các làng dệt lụa hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm tuổi tại Việt Nam. Không thể nào chấp nhận lụa tơ tằm có pha thêm các chất liệu khác. Đối với quan điểm cá nhân và quan điểm của NhaSilk thì hoặc là lụa hoặc không phải là lụa, đã là lụa thì phải là lụa tơ tằm 100%", ông Như Anh cho biết.
Nghệ nhân Tám Lăng đã nói gì về NhaSilk?
Ông Tám Lăng, người sáng lập ra thương hiệu Tám Lăng Silk với hơn 70 năm lăn lộn trong nghề tơ lụa, sau khi xem một sản phẩm khăn lụa được mua ngẫu nhiên tại cửa hàng NhaSilk đã cho biết:
"Khăn này sờ vào thì thấy mềm, mịn, mát, tôi đốt thì thấy nó có mùi tóc cháy, vo vo thì bụi than tan đều trên tay, giống với đặc điểm của lụa tơ tằm. Nhưng không biết đây có phải là lụa tơ tằm thực sư hay không, cái này phải để cho cơ quan kiểm định làm việc."
Tương tự với nghệ nhân Tám Lăng, các tiểu thương chuyên mua bán lụa ở Phố Hàng Gai chia sẻ: "Hiện nay, ngoài việc cho các cơ quan kiểm định hoặc các chuyên gia nước ngoài đánh giá, thì chưa có 1 cơ sở xác thực hoàn toàn đó là tơ tằm thiên nhiên. Nhưng dựa trên kinh nghiệm của mình, tôi thấy chiếc khăn này có đặc điểm khá giống với lụa tơ tằm."
Cơ quan kiểm định đã nói gì về NhaSilk?
Một chiếc khăn lụa NhaSilk khác đã được gởi đến Phân Viện Dệt May TPHCM, trực thuộc Viện Dệt May Việt Nam, đơn vị uy tín chuyên về các công tác quản lý, kiểm soát và giám sát chất lượng sản phẩm ngành dệt may phục vụ cho sản xuất và xuất nhập khẩu.
Theo phiếu kết quả thử nghiệm số 37107-1/TNV của Phân viện Dệt may tại TPHCM, trực thuộc Trung tâm thí nghiệm Dệt may, mẫu thử từ chiếc khăn lụa NhaSilk được kiểm định chính xác là lụa tơ tằm 100%.
Phiếu kết quả thử nghiệm của Trung tâm thí nghiệm Dệt may
NhaSilk nói gì về chính họ?
Ông Trần Hữu Như Anh – người đại diện pháp luật của thương hiệu NhaSilk – tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức kiểm định, các nghệ nhân có tên tuổi trong lĩnh vực tơ lụa, các nhà thiết kế chuyên về chất liệu lụa, những khách hàng của NhaSilk và kể cả những người chưa là khách hàng của NhaSilk để chứng minh sản phẩm của NhaSilk là sản phẩm lụa tơ tằm 100% và là sản phẩm truyền thống xuất phát từ các làng nghề dệt lụa của Việt Nam.
"Cho dù chưa được công nhận là Hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng với sứ mệnh của mình, NhaSilk toàn tâm toàn ý làm cho lụa tơ tằm truyền thống được trả về đúng vị trí vốn có của nó.
Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào chứng minh được sản phẩm của NhaSilk không phải lụa tơ tằm 100%, không phải lụa tơ tằm truyền thống của Việt Nam, NhaSilk cam kết tự tay tháo bảng hiệu công ty và tuyên bố giải thể ngay lập tức.", ông Trần Hữu Như Anh cho biết thêm.
NhaSilk luôn mở rộng cửa để cùng chứng minh giá trị thật của lụa Việt, giá trị thật của người Việt.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
NhaSilk
VPĐD: Tầng 1, toà nhà Packsimex, 52 Đông Du, P. Bến Nghé, Q1, TPHCM
Cửa hàng 1: 149 Đề Thám, P. Cô Giang, Q1, TPHCM
Cửa hàng 2: 09 Nguyễn Thái Học, P. Minh An, TP Hội An, Quảng Nam
Hotline: 0357.621.621 – 0941.9999.44
Email: contact@nhasilkcorp.com
Website: https://nhasilkcorp.com
Theo Trithuctre
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.