Đánh giá có hệ thống về hiệu ứng của bột ngọt (MSG) trên sức khỏe con người
Tinh thể bột ngọt ở dạng khô có kích cỡ khoảng bằng hạt gạo, màu trắng trong, không dính với nhau, dễ hòa tan trong nước, không mùi, có vị ngon. Bột ngọt thường được kết tinh từ bột khoai mì hoặc mật mía đường. Tên hóa học của bột ngọt là monosodium glutamate, viết tắt là MSG, công thức phân tử là C5H8NO4Na.
Ngày nay, theo đà khoa học, kỹ thuật và văn minh phát triển, bột ngọt đã được các công ty, nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp trên thế giới sử dụng ngày càng nhiều. Một số người dùng thức ăn công nghiệp, chế biến sẵn đôi khi bị những triệu chứng không bình thường; cho nên các tổ chức quốc tế đã mở rộng nghiên cứu, xem xét để có những đánh giá chuẩn mực món ăn công nghiệp có chứa MSG.
Gần đây, tình cờ đọc được nguồn tin của một độc giả trên mạng nói rằng “Bột ngọt có tên gọi là Monosodium Glutamate, viết tắt là MSG, là chất sinh học có vị làm cho lưỡi con người cảm thấy dễ chịu, thích ăn. Chất MSG có trong sản phẩm của các Công ty Mc Donald’s, Burger King, KFC,…, các quán ăn, nhà hàng bán các thức ăn đã pha chế. Các quán có thể là phở, hủ tiếu, bánh canh, các món ăn chay, các món chế sẵn khác. Sử dụng thực phẩm có chứa MSG lâu năm sẽ gây nên những chứng bệnh như tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson, bệnh Down, bệnh Alzheimer.” Thông tin này làm tôi e ngại và tò mò nên tìm đọc một số công trình nghiên cứu để giúp cho bản thân và mọi người hiểu ảnh hưởng của bột ngọt trên sức khỏe con người ra sao. Lướt qua các bài viết của R Walker, J R Lupiep, OXFORD Academic, “The safety evaluation of monosodium glutamate”; MAYO Clinic Health System, “Nutrition and healthy eating”; NOURISH by WebMD, “Foods High in MSG”; MDLinx, “5 FDA-approved food additives with brain-amaging effects”; Fernstrom and Garattini, 2000 “International Glutamate Information Service”; MedCrave, “Monosodium glutamate-containing flavor enhancer, effect on liver and kidney in experimental animal”; cuối cùng tôi tập trung vào bài viết của các tác giả Tushar Kanti Bera, Sanjit Kumar Kar, Prem Kumar Yadav, Prithwiraj Mukherjee, Shankar Yadav, BishalJoshi, Khoa sinh lý học Đại học khoa học Y tế phổ thông Nepal trên Tạp chí khoa học dược phẩm thế giới (World Journal of Pharmaceutical Sciences) phát hành online 2321-3086. Bài có tựa “ĐÁNH GIÁ CÓ HỆ THỐNG VỀ HIỆU ỨNG CỦA BỘT NGỌT (MSG) TRÊN SỨC KHỎE CON NGƯỜI”. Trong bài dịch, chúng tôi đã sắp xếp lại các ý tưởng, bố cục lại các lời văn trong nguyên bản để cho người đọc dễ dàng nắm được ý chính của bài viết. Thành thật cám ơn quý độc giả.
I - Tóm lược về MSG.
Monosodium glutamate (MSG) là một trong nhiều dạng của acid glutamic được tìm thấy trong phần lớn các thực phẩm, bởi vì acid glutamic là phổ biến trong tự nhiên. MSG được dùng trong công nghiệp thực phẩm như là chất làm tăng thêm hương vị, có vị ngon “umami”. MSG làm tăng thêm vị thịt, vị mặn của thức ăn giống như glutamate trong thức ăn tự nhiên, ví dụ món thịt hầm và súp thịt. MSG đã được thế giới dùng hơn 100 năm qua để nêm thức ăn cùng với một số nghiên cứu hướng dẫn về an toàn.
Với vật thí nghiệm là chuột, thì liều gây chết trung bình ở chuột nhắt và chuột cống là giữa 15gam đến 18 gam/kg thể trọng, tương ứng 5 lần lớn hơn liều gây chết của muối là 3gam/kg trên chuột cống.
Nổi bật phổ biến là liều lượng lớn của MSG trên con người có thể gây đau đầu, gây các cảm giác khó chịu như là Hội chứng nhà hàng người Hoa (CRS), nhưng các kiểm tra mù đôi (double-blind test) không tìm ra chứng cứ của phản ứng như thế.
Việc dùng MSG như là một phụ gia thức ăn với mức độ tự nhiên của acid glutamic trong thức ăn là không quan hệ về độc tố trên con người. Trong điều kiện bình thường, con người có thể biến dưỡng một lượng lớn tương đối glutamate tạo ra trong ruột bởi các men exopeptidase trong lúc thủy phân chất đạm.
Cục quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã ghi nhận MSG là một chỉ định an toàn (GRAS). Liên hiệp Châu Âu sắp xếp MSG như là phụ gia thực phẩm được phép trong một số thức ăn nhất định khi tuân theo các giới hạn định lượng.
II - Giới thiệu về MSG
Hệ thống hương vị là rất quan trọng trong chế tạo thức ăn. Các hương liệu có thể đóng một vai trò dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt trong các thức ăn không có hương vị, vì hương vị cung cấp các hấp dẫn cần thiết. Nhiều thức ăn chế biến công nghiệp thu hút đặc biệt người tiêu dùng tiềm năng bởi những hương vị tiêu biểu. Vì vậy, công nghiệp thức ăn với những công đoạn sản xuất, chỉ ra những lợi ích to lớn về việc dùng thức ăn mang hương vị ngon “umami” đặc trưng.
Monosodium glutamate, viết tắt là MSG, là muối natri của amino của acid glutamic. Acid glutamic hoặc glutamate là một trong những amino acid phổ biến được tìm thấy trong thiên nhiên. MSG là thành phần chính của nhiều chất đạm và peptide, và có mặt trong hầu hết các mô của thực vật, động vật.
MSG được làm ra cho thương mại bằng cách lên men mật, nhưng trong nhiều sản phẩm khác MSG được làm ra từ lên men đạm như dầu đậu nành và đạm thực vật được thủy phân. MSG là thành phần quan trọng của nhiều sản phẩm thức ăn giàu đạm như thịt, cá, sữa và một số rau củ. Glutamate cũng được sản ra từ trong cơ thể và đóng một vai trò thiết yếu trong biến dưỡng chất của con người.
Tuy nhiên, duy chỉ dạng tự do của acid glutamic hoặc glutamate mới có hiệu ứng trên vật thụ nhận glutamate. Khi bắt cầu với amino acid khác trong đạm, MSG không kích thích vật thụ nhận glutamate. MSG trở nên tự do một phần trong lúc chế biến, nhờ vậy làm nổi bật tính chất hương vị đặc trưng của nó.
III. Lịch sử của MSG
Acid glutamic được khám phá và xác định vào năm 1866 bởi một nhà hóa học người Đức Karl Heinrich Ritthausen, nó được ly trích từ đạm lúa mì bởi acid sulfuric. Hơn 40 năm sau, Kikunae Ikeda của Đại học Hoàng Gia Tokyo đã cô lập được acid glutamic như là chất liệu vị vào năm 1908 từ rong biển Laminaria Japonica (Kombu) bởi chiết xuất nước và kết tinh vị ngon “umami”. Ikeda ghi nhận nước dùng Nhật katsuobushi và kombu là dashi, có một vị độc đáo không được mô tả một cách khoa học, không ngọt, không mặn, không chua, và không đắng. Để xác định rằng, glutamate được ion hóa cho ra umami, ông ấy nghiên cứu tính chất vị của các muối glutamate: calcium, potassium, ammonium, và magnesium glutamate; tất cả các muối nầy tạo ra vị umami và một vị kim loại do các khoáng chất khác; trong số đó, natri glutamate là chất hòa tan và ngon miệng nhất, và dễ kết tinh nhất.
Ideka đã gọi các sản phẩm của ông là ‘monosodium glutamate” viết tắt là MSG, và nộp bằng sáng chế để sản xuất MSG; anh em nhà Suzuki đã bắt đầu sản suất thương mại MSG vào năm 1909, với tên gọi tinh chất của hương vị là Ajinomoto.
IV. Tính chất của MSG
Monosodium glutamate MSG, cũng được biết là sodium glutamate, là muối natri của acid glutamic, một acid amino không thiết yếu, có một cách tự nhiên phong phú nhất. Lưỡi của người nhạy cảm với 5 hương vị là mặn, ngọt, đắng, chua, và “ngon”. Trong tiếng Nhật, vị của MSG là “umami” nghĩa là “ngon”, được dùng bởi người Nhật để mô tả vị của MSG cũng như vị thịt của một số cá và nước dùng. Chất liệu tạo nên umami có thể được chia thành hai nhóm chính:
- Một là nhóm acid amino, đại diện bởi monosodium glutamate.
- Nhóm 5’- nucleotid, đại diện bởi inosine 5-phosphate (IMP) và guanosine mono phosphate (GMP) và các dẫn xuất của chúng.
Độ ngon của thức ăn tăng lên với sự tập trung nồng độ thích hợp của MSG. Chức năng mặn căn bản của MSG đóng góp vào khả năng gia tăng sự có mặt của hợp chất tạo vị khác. Mức độ huyết thanh lý tưởng của Glutamine so với Glutamate dường như 9 phần Glutamine với 1 phần Glutamate, đươc thực hiện qua trung gian chuyển đổi men trong các phần khác nhau của cơ thể.
V. Hiệu ứng của MSG (Effects Of Monosodium Glutamate)
Sau đây là nhận định về các triệu chứng xảy ra được cho là liên quan đến MSG như: MSG với căng thẳng oxy hóa, MSG với béo phì, MSG với ung thư, MSG với đôc hại, MSG với phụ nữ có thai và có sữa, MSG với trẻ em, MSG với hiệu ứng thần kinh, MSG với gia tăng ngon miệng, MSG với chăm sóc răng miệng.
1. MSG với căng thẳng oxy hóa (MSG on oxidative stress)
Các nghiên cứu gần đây đã xem xét các hiệu ứng chuyển đổi chất và độc hại của MSG, với một số báo cáo chỉ ra rằng cảm ứng căng thẳng của oxy hóa trong các mô khác nhau của vật thí nghiệm sau khi dùng liều mãn tính của MSG.
Acid glutamic đã được xem là một trong những amino acid được dùng bởi thận trong lúc tân tạo ra glucose từ tiền chất gluconeogenic quan trọng như lactate, glycerol, glutamate, glutamine và các amino acid khác do thận nắm giữ sự luân chuyển của glucose. Dòng chất liệu gia tăng vào thận được phối hợp với đa biến đổi và căng thẳng oxy hóa. Điều nầy đã chứng thực trong nhiều báo cáo mới đây trong đó tăng đường huyết gây ra căng thẳng oxy hóa trong thận thông qua sự tạo thành các gốc tự do.
2. MSG với béo phì (Monosodium glutamate with obesity)
MSG có thể ảnh hưởng đến việc ăn nhiều gây béo phì. Các nhà nghiên cứu từ Đại học North Carolina (USA) đã làm một công trình nghiên cứu tại một vùng nông thôn của Trung Hoa để xem xét hiệu ứng của MSG. Họ chọn vùng đó vì hầu hết người tại đây chuẩn bị bữa ăn tại nhà không có thức ăn chế biến sẵn và dùng nhiều MSG. Những người dùng nhiều MSG nhất có nhiều khả năng bị thừa cân nhất, bất kể tổng lượng calo và mức hoạt động thể chất của họ ra sao so sánh với những người dùng ít MSG nhất.
Trong các nghiên cứu khác, chuột nhắt được tiêm chất MSG với mục đích tạo cho chúng mập béo. Các nhà khoa học nghĩ MSG có thể gây nên tổn thương trong não và can thiệp vào chế biến leptin. Leptin là một hormone tạo tín hiệu của não báo rằng bạn đã ăn đủ, giảm sự thèm ăn, và gia tăng đốt cháy calo. Các vấn đề với dấu hiệu leptin, được gọi là kháng leptin, là các yếu tố trong béo phì.
3. MSG với ung thư (monosodium glutamate with cancer)
Theo Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ (American Institute of cancer research: AICR), các nghiên cứu được mở ra cho hiệu ứng tiềm năng bệnh do MSG được bắt đầu vào cuối những năm 1960.
Vào thời đó, một số người bắt đầu tin rằng phụ gia trong các món ăn họ dùng tại các nhà hàng người Hoa làm họ bị bệnh. Từ lúc đó, các nhà khoa học đã tìm kiếm và không tìm ra một kết nối giữa monosodium glutamate với ung thư. Katherine Zeratski, một “nhà ăn kiêng học” được ghi nhận và được cấp giấy ăn kiêng với dưỡng đường Mayo, nói rằng những than vãn của người về monosodium glutamate thay đổi. Một số nói họ đau đầu hoặc buồn nôn trong khi những người khác cảm thấy đỏ bừng mặt sau khi ăn MSG. Tăng nhịp tim đập, đau ngực và yếu người cũng là một số những phản ứng mà các cá nhân liên hệ đến MSG. Cũng có những người nói, họ bắt đầu đổ mồ hôi hoặc cảm thấy một áp lực hoặc tê cứng nào đó ở mặt khi tiếp xúc với phụ gia thực phẩm có MSG.
Cục Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (The U.S. Food and Drug Administration: FDA) đòi hỏi các nhà chế tạo chỉ định trên nhãn rằng sản phẩm có MSG; người dùng nên đọc danh sách các thành phần trước khi mua thực phẩm đóng hộp hoặc các chế biến khác. Nếu bạn có lịch sử về phản ứng của MSG, đừng mua bất cứ thứ gì được liệt kê như là thành phần có MSG.
4. MSG với độc hại (monosodium glutamate poisoning)
Các thuật ngữ khác cho MSG là Hội chứng nhà hàng người Hoa, hen suyễn gây ra bởi glutamate, đau đầu xúc xích và hội chứng MSG. Thuật ngữ “Hội chứng nhà hàng người Hoa” đầu tiên được dùng vào những năm 1960 để miêu tả triệu chúng trải qua bởi một số người sau khi ăn ở nhà hàng người Hoa. Độc hại của monosodium glutamate đề cập đến một cụm các triệu chứng được ghi nhận như là một phản ứng bất lợi cho MSG, các triệu chứng là đau đầu, đổ mồ hôi, đỏ bừng mặt, tim đập mạnh, yếu người, đau ngực, và buồn nôn. Các triệu chúng khác là căng da mặt và bóng rát, tê và ngứa ran ở mặt và cổ.
5. MSG trên phụ nữ có thai và có sữa (on pregnant and lactating women)
Mong muốn chung của phụ nữ về ăn kiêng được đa dạng và cân bằng tốt, tiêu thụ đủ calo để bảo đảm bào thai khỏe mạnh. Để tạo dễ dàng cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, hầu hết các acid amino được vận chuyển qua nhau thai. Nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ amino acid trong thai nhi là cao hơn, bất kể người mẹ tiêu thụ những gì. Cả hai, nhau thai và gan thai nhi đóng những vai trò quan trọng trong vận chuyển amino acid và biến dưỡng quan trọng cho phát triển thai nhi.
Trong nghiên cứu về loài gặm nhấm, các nhà nghiên cứu đã điều tra về các hiệu ứng của chế độ ăn kiêng về MSG trên sinh sản. Sự nghiên cứu tập trung vào ba thế hệ của chuột nhắt, chúng được cho ăn một chế độ hàng ngày lên đến 7,2g/kg MSG; không có hiệu ứng trái ngược nào được quan sát trong mỗi thế hệ.
Bên cạnh nghiên cứu về thai nhi, các nhà khoa học cũng kiểm tra hiệu ứng của tiêu hóa MSG trên tạo sữa của mẹ và trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ, cũng không có chứng cứ sự kiện nào về tổn thương não ở trẻ sơ sinh. Dựa vào xem xét sữa mẹ, người đã sử dụng MSG và 100mg/kg trọng lượng cơ thể, các nhà nghiên cứu ghi nhận không có gia tăng glutamate trên sữa người, và không hệ quả trên trẻ em của glutamate. Theo Baker và những người đồng nghiệp, một trẻ vừa sinh, thông qua sữa mẹ, tiêu hóa tự do glutamate cho mỗi kg cơ thể nhiều hơn trong trong bất kỳ giai đoạn khác của đời sống. Ủy ban Học Viện nhi Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics Committee: AAPC) khẳng định rằng MSG không có hiệu ứng trên sữa và không đặt ra rủi ro cho trẻ sơ sinh.
6. MSG trên trẻ em (MSG on children)
Suy đoán rằng trẻ em sẽ chuyển hóa chất MSG qua miệng chậm hơn người lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu được hướng dẫn bởi Stegink và các đồng nghiệp tại Đại học Iowa (USA) đã chỉ rằng trẻ em một tuổi chuyển hóa glutamate hiệu ứng như người lớn. Trong nghiên cứu, các trẻ em được nuôi dưỡng bằng thịt bò cung cấp MSG tại các mức liều lượng khác nhau 25g và 50mg trên mỗi kg thể trọng. Các nhà nghiên cứu đã đo mức glutamate trong huyết tương của trẻ sơ sinh và, sau khi so sánh mức glutamate trong huyết tương của trẻ em với mức glutamate trong huyết tương của người lớn, không tìm thấy giá trị glutamate trong huyết tương cao hơn ở trẻ em.
Thêm vào đó, chứng cứ khoa học không liên quan đến MSG trong rối loạn tăng động giảm chú ý các vấn đề hành vi khác ở trẻ em. MSG không đặt ra một rủi ro sức khỏe dân số nói chung. Dựa trên chứng cứ khoa học đề cao sự an toàn và hiệu quả của MSG, Ủy Ban Chọn lọc về các chất GRAS (the Select Committee on GRAS Substances (SCOGS) kết luận vào năm 1980 rằng không có chứng cứ để chứng minh nền tảng hợp lý để nghi ngờ mối nguy hiểm cho công chúng khi acid glutamic hoặc muối của nó được dùng ở mức độ và cách sử dụng hiện tại.
7. MSG và hiệu ứng thần kinh (MSG and neurological effects)
MSG là hợp chất nổi tiếng trong những vòng nghiên cứu được dùng để vỗ béo chuột cống cho sự thí nghiệm, bởi vì nó làm gia tăng sản xuất insulin một cách kỳ diệu. Theo “Dưỡng chất đương đại” ngành công nghiệp phụ gia thực phẩm dễ dàng thừa nhận rằng MSG có chứa đặc tính gây nghiện và có thể khiến mọi người tăng cân, nhưng họ biện minh cho việc sử dụng nó bằng cách tuyên bố rằng điều này có lợi cho những người lớn tuổi bị suy dinh dưỡng. Glutamate, là thành phần chính của MSG là chất dẫn truyền thần kinh kích thích hàng đầu trong não, và nó nối với các triệu chứng thần kinh khi dùng quá liều.
Các chất dẫn truyền thần kinh, như glutamate, là quan trọng cho giao tiếp hóa học trong não nơi chúng cân bằng và được kiểm soát cẩn thận. Tuy nhiên, khối lượng vượt quá của một dẫn truyền thần kinh, có thể gây cho nó trở nên một độc tố kích thích, một chất kích thích quá các tế bào đến điểm nguy hại, khi sự cân bằng của glutamate bị đảo lộn, chất liệu nầy có thể trở nên chất độc thần kinh dẫn đến thác men kết quả là chết tế bào. Điều kiện thần kinh mà một số nhà nghiên cứu tuyên bố có thể được phối hợp với MSG bao gồm chứng đau nửa đầu, co giật, tự kỷ ám thị, rối loạn thiếu chú ý, hiếu động thái quá, bệnh đa xơ cứng, Alzheimer, Lou Gehrig, và Parkinson.
Tuy nhiên, theo các phát hành vào năm 2007 của Tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Châu Âu (European Journal of Clinical Nutrition) về bổ dưỡng lâm sàng, chuyên gia quốc tế kết luận rằng MSG là “vô hại cho mọi người.” Họ tuyên bố rằng 16mg trên 1 kg thể trọng mỗi ngày là giới hạn an toàn cho tiêu thụ MSG.
8. MSG là chất gia tăng ngon miệng (MSG as an appetite enhancer)
MSG được dùng rộng rãi khắp thế giới như là môt chất tăng hương vị. MSG cải thiện đặc điểm hương vị cụ thể của thực phẩm, như sự liên tục, no miệng, nhẹ nhàng, và độ đặc thực phẩm. Nó cũng cải thiện sự ưa thích về thực phầm. Người lớn tuổi có sự giảm độ nhạy của các giác quan kể cả vị giác; nghiên cứu mới đây cho biết rằng độ nhạy, ưa thích L-glutamate vị umami, ngưỡng và nồng độ ưa thích L- Glutamate ở phụ nữ lớn tuổi Nhật Bản cao hơn phụ nữ trung niên Nhật bản (32); và phụ nữ phương Tây cũng có kết quả tương tự như vậy.
Độ ưa thích L- Glutamate vị umami thay đổi dưới những điều kiện sinh lý khác nhau và chịu ảnh hưởng bởi tình trạng bổ dưỡng, đối tượng kém bổ dưỡng thích hợp thức ăn có nồng độ MSG cao hơn đối tượng bổ dưỡng tốt.
9. Hiệu ứng MSG với chăm sóc răng miệng (oral care effect of MSG)
Ăn là một trong những niềm vui thích của cuộc sống. Dinh dưỡng tối ưu, các thỏa mãn ngon miệng là tầm quan trọng tối thượng của người lớn tuổi. Khi thức ăn được tiêu hóa, nước miếng không chỉ hoạt động như là dung môi cho phép chiết suất các chất ngon từ thức ăn mà còn như là một chất keo và chất bôi trơn, cho nghiền nhuyễn để nuốt an toàn. Hơn thế nữa, nước miếng là quan trọng cho sức khỏe của răng như bôi trơn và kháng hóa, miễn nhiễm và bảo vệ sự tăng trưởng của vi sinh vật. Sự tiết nước bọt được kích thích cơ học mạnh mẽ là nhai và nói, cũng như các dây thần kinh tự chủ.
Kawamura, đồng sự và Horio; Kawamura và Horio báo cáo rằng kích thích vị umami gia tăng luồng nước bọt trong đối tượng người lớn khỏe mạnh. Theo một nghiên cứu, kề bên vị chua, vị ngon umami là các kích thích mạnh mẽ nhất của sự tiết nước miếng từ tuyến mang tai. Thêm vào đó, việc gia tăng tiết nước miếng sản ra bởi umami là kéo dài lâu nhất trong 5 vị căn bản.
Schiffman và Miletic đã đo ảnh hưởng của vị umami trên lượng số immunoglobulin A trong nước miếng của người lớn tuổi khi tiêu hóa thức ăn. Khảo sát việc tiết nước miếng khi ăn một thức ăn có thêm bột ngọt MSG, cho biết rằng lượng nước miếng tiết ra nhiều hơn đáng kể so với khi ăn cùng một loại thức ăn khộng có thêm MSG. Khi MSG có mặt trong thực phẩm thì nồng độ nước bọt slgA không khác, chỉ có khoang miệng có tổng số tiếp xúc nhiều hơn với slgA được tiết ra. Người lớn tuổi thường bị khô miệng và các biến chứng cho nên cho thức ăn có MSG giúp cho gia tăng luồng nước bọt giúp tiêu hóa tốt.
VI. Kết luận về MSG (Conclusion)
MSG là một trong những thành phần thức ăn được nghiên cứu mở rộng nhất trong việc cung cấp thức ăn và thế giới đã kết luận là an toàn. Ủy ban Chuyên gia hỗn hợp về phụ gia thực phẩm của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Sức khỏe Thế giới của Liên Hiệp Quốc (WHO) đã đặt MSG là loại an toàn nhất cho phụ gia thực phẩm; Cục quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kết luận rằng MSG là an toàn khi được ăn ở mức độ thông thường; Tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Châu Âu (European Journal of Clinical Nutrition) về bổ dưỡng lâm sàng, chuyên gia quốc tế kết luận rằng MSG là vô hại cho mọi người; Ủy ban Học Viện nhi Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics Committee: AAPC) khẳng định rằng MSG không có hiệu ứng trên sữa và không đặt ra rủi ro cho trẻ sơ sinh, và các cơ quan quản trị quốc tế và quốc gia quản lý phụ gia thực phẩm hiện đang coi MSG an toàn cho người tiêu dùng như môt chất tăng cường hương vị.
TS. BÙI SÔNG THU
Viện Khoa học quản trị PHƯƠNG NAM
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.