Chỉ có ở Thanh Hóa: Chăn trâu bò phải đóng phí cỏ
Người dân xã Thiệu Dương (TP Thanh Hóa) phản ánh, HTX dịch vụ Minh Anh đang ép họ phải đóng những khoản vô lý, nếu không đóng sẽ không được thả trâu, bò ra đồng và sử dụng các loại máy gặt, máy lồng.
Mỗi con bò ra đồng gặm cỏ, người dân Thiệu Dương phải đóng phí |
Người dân xã Thiệu Dương đang phải đóng cho HTX dịch vụ Minh Anh phí đồng cỏ và thế chấp chăn thả gia súc, gia cầm.
Cụ thể, phí đồng cỏ thu 100.000 đồng/con/năm; thế chấp tiền chăn thả gia súc, gia cầm thu theo từng mức độ khác nhau. Hộ có 1-3 con trâu, bò thu 300.000 đồng; 3-5 con, thu 500.000; 5-10 con thu 1 triệu và hộ từ 10 con trở lên thu 2 triệu đồng.
“Chẳng biết HTX lôi đâu ra cái quy ước đồng điền bắt chúng tôi phải đóng phí đồng cỏ, rồi tiền thế chấp chăn thả gia súc. Chúng tôi đã đấu tranh rất nhiều nhưng họ vẫn ép phải đóng. Nếu không thực hiện, HTX sẽ cấm chúng tôi thả trâu, bò ra ngoài đồng, bãi cỏ”, một người dân cho biết.
Khổ nhất là những hộ gia đình có máy gặt, máy lồng phải đóng 5 triệu đồng thế chấp cho HTX, ngoài ra mỗi máy còn phải đóng thêm 10%/đầu sào phí dịch vụ.
Tự đặt ra quy ước
Ông Dương Đình Minh, Giám đốc HTX dịch vụ Minh Anh thừa nhận có thu những khoản nói trên.
Người dân Thiệu Dương phải đóng nhiều khoản phí cho HTX |
Tuy nhiên, ông lập luận, phí được thu trên tinh thần các hộ dân tự nguyện đóng góp và có văn bản họp dân, dựa trên quy ước đồng điền của làng từ xưa đến nay.
Theo ông Minh, những năm trước đây một số hộ dân nuôi thả gia súc bừa bãi, phá hoại hoa màu, bờ thửa của nhân dân.
Tháng 12/2017, tiếp nhận bàn giao từ UBND xã, HTX đã tổ chức họp các hộ chăn nuôi và đưa ra phương án thu 100.000 đồng/con và nộp một khoản tiền thế chấp theo tỉ lệ.
Biên bản hội nghị của người dân không có số lượng người tham gia |
“Kết thúc vụ, chúng tôi sẽ hoàn trả số tiền đã thế chấp nếu không để gia súc phá hoại hoa màu của nhân dân. Tất cả các hộ dân đã đồng ý trong hội nghị”, ông Minh nói.
Ông Minh cho biết thêm, khoản thế chấp 5 triệu đồng/hộ đối với máy cày bừa, máy gặt đập là điều lệ của HTX.
“Đây cũng là tiền đặt cọc, sau khi làm xong nếu trong khu vực mình làm dịch vụ không làm hỏng bờ vùng, bờ thửa, mương xây thì được trả lại. Nếu làm hỏng thì phải bồi thường thiệt hại, nếu không bồi thường sẽ lấy tiền đặt cọc thuê người sửa chữa”, ông Minh nói.
Thế nhưng, văn bản họp dân mà Giám đốc HTX nêu ra không có số lượng người tham gia, cũng như số người đồng ý quan điểm của HTX.
Bên cạnh đó, quy ước đồng điền cũng chỉ là một văn bản do HTX tự lập từ tháng 1/2018 để ép người dân phải thực hiện theo.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Thiệu Dương cho rằng, việc HTX thu như vậy là đúng bởi có văn bản thỏa thuận của các hộ dân với HTX và dựa trên quy ước đồng điền do HTX lập nên.
Dùng súng ép nông dân nộp tiền bảo kê máy gặt
Các đối tượng đã dùng súng thể thao uy hiếp nhóm nông dân đang gặt lúa bằng máy, ép phải nộp tiền “bảo kê” mới được gặt lúa.
Xã hội đang sao nhỉ, con người tại sao lại vậy?
Con người ta không phải là “thánh”, không thể không nhiễm bụi trần, nhưng bụi trần nhiễm đến mức này thì quả là đáng lo ngại.
Bắt các đối tượng uy hiếp, thu tiền bảo kê chủ máy gặt lúa
Các đối tượng đã uy hiếp, hành hung các nông dân có máy gặt lúa và yêu cầu đóng “luật” vừa bị công an bắt giữ.
Cán bộ Thanh Hóa trả lại hàng trăm triệu thu sai của dân
Liên quan tới việc cán bộ phường Đông Cương (TP Thanh Hóa)“cắt” một nửa tiền đền bù của dân, lãnh đạo phường này cho biết đã trả lại số tiền thu sai.
Quá lạ: Nuôi ong cũng phải đóng phí
Muốn nuôi ong ở xã Kỳ Tây (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), phải trả cho người xin vườn một khoản tiền “cò”, sau đó trả phí cho xã.... Phí chồng phí đang khiến người nuôi ong méo mặt.
Cảnh cáo Chủ tịch xã vụ dùng tiền mua bò của hộ nghèo
Huyện Hương Sơn đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với Chủ tịch xã Sơn Bình vụ dùng tiền hỗ trợ mua bò của hộ nghèo để làm đường
Lê Dương
Góc Nhìn
Tập đoàn BBB GROUP chính thức đặt trụ sở tại Thái Lan sau thời gian dài tìm hiểu và đầu tư tại đất nước Chùa Vàng.