Các trường đại học lớn công bố phương án tuyển sinh
Theo Đề án tuyển sinh của Học viện Tài chính, tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 là 4.000 sinh viên, trong đó xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT, ít nhất bằng 50%, số còn lại xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và xét tuyển kết hợp.
Năm nay các trường đại học đều áp dụng nhiều phương án tuyển sịnh. |
Học viện Tài chính áp dụng 5 phương thức xét tuyển, gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT; Xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT; Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021; Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021; Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2021 với trên 4.600 chỉ tiêu ở 25 nhóm ngành đào tạo thuộc các loại hình đào tạo theo chương trình đào tạo tiêu chuẩn, chương trình đào tạo tiên tiến và các chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp (POHE).
Học viện xét tuyển theo 3 phương thức Xét tuyển thẳng; Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT hoặc kết quả học tập toàn khoá trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc đại học; Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Trường ĐH Mỏ - Địa chất dự kiến tuyển 2.225 chỉ tiêu hệ đại học chính quy với 5 phương thức tuyển sinh khác nhau gồm:
Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (từ 70 - 80%); Thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, điểm các môn thi không nhân hệ số.
Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ bậc THPT (từ 6 - 10%). Thí sinh tốt nghiệp THPT và kết quả học tập trong 3 học kỳ (lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12). Xét tuyển thí sinh theo học bạ với các thí sinh đạt hạnh kiểm xếp loại Khá trở lên. Tổng điểm trung bình các môn học theo khối thi của 3 học kỳ THPT: lớp 11 và kỳ I lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo kết quả học THPT, học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế (khoảng 2%).
Phương thức 4: Thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn đạt IELTS 4.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 450 trở lên hoặc TOEFL iBT 53 trở lên và có tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn xét tuyển của trường trừ môn thi Tiếng Anh, đạt từ 10 điểm trở lên, trong đó có môn thi Toán (chiếm 2%).
Phương thức 5: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (từ 10 - 20%).
Năm 2021, Học viện Ngoại giao dự kiến tuyển sinh hơn 1.300 chỉ tiêu. Học viện áp dụng các phương thức tuyển sinh gồm: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT: Dự kiến 5% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.
Xét tuyển thẳng theo Đề án tuyển sinh riêng của Học viện: Dự kiến 25% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.
Đối với xét tuyển, Học viện dự kiến 4 phương thức gồm: Xét tuyển kết hợp Kết quả học tập THPT và Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế; Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT; Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT, Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Phỏng vấn đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam; Xét tuyển dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Năm 2021, ĐH Giao thông vận tải xét tuyển theo 4 phương thức. Phương thức 1: Sử dụng kết quả kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) năm 2021 để xét tuyển. Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn của tổ hợp đăng ký xét tuyển + điểm ưu tiên (nếu có).
Phương thức 2: Sử dụng kết quả học tập THPT (học bạ THPT) để xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT có tổng điểm ba môn học trong tổ hợp xét tuyển (điểm trung bình lớp 10 + điểm trung bình lớp 11 + điểm trung bình lớp 12) + điểm ưu tiên (nếu có) từ ngưỡng điểm được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trở lên, trong đó điểm của ba môn trong tổ hợp xét tuyển không có điểm trung bình môn nào dưới 5,00 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng học sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia và các cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia, Quốc tế.
Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp (áp dụng đối với các chương trình tiên tiến, chất lượng cao): Thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh (tiếng Pháp) tương đương IELTS 5.0 trở lên (còn hiệu lực đến ngày xét tuyển) và có tổng điểm 2 môn thi THPT năm 2021 thuộc tổ hợp xét tuyển của Trường đạt từ 12,0 điểm trở lên (trong đó có môn Toán và 1 môn khác không phải Ngoại ngữ).
Năm 2021, Trường Đại học Giao thông vận tải tuyển sinh và đào tạo 26 ngành, trong đó có 10 chương trình tiên tiến, chất lượng cao và 2 chương trình liên kết.
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.