Bloomberg: Thái Lan đã bị Việt Nam bỏ lại phía sau trong nỗ lực tự do hóa thương mại với EU -Hoàng An
Văn phòng Chiến lược và Chính sách Thương mại của Thái Lan lo ngại, xuất khẩu ô tô, máy tính và mạch điện của Thái Lan có thể sẽ gặp rủi ro từ thỏa thuận thương mại và đầu tư của Việt Nam với EU.
Cuộc đàm phán thương mại tự do bị trì trệ giữa Liên minh châu Âu và Thái Lan có thể phải mất vài tháng để nối lại, theo một quan chức EU.
Đàm phán thương mại Thái Lan - EU đã bị đình trệ, sau khi quân đội Thái Lan tiếp quản vào năm 2014. Cho dù EU tuyên bố cuộc tổng tuyển cử tháng 3 là một bước quan trọng đối với thỏa thuận này, các cuộc đàm phán giữa hai bên vẫn chưa được bắt đầu lại. Bloomberg đánh giá: "Thái Lan đã tụt lại phía sau Việt Nam, nước đã ký hiệp ước thương mại với EU vào tháng 6".
Ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) sau nhiều năm đàm phán.
Trước đó, trong thông cáo đưa ra ngày 25/6, phía EU nhận định, EVFTA là thỏa thuận thương mại tự do "tham vọng nhất từ trước tới nay" mà EU từng ký với một quốc gia đang phát triển, trong đó sẽ xóa gần 99% thuế quan giữa EU và Việt Nam.
Trước đó, Văn phòng Chiến lược và Chính sách Thương mại của Thái Lan lo ngại, xuất khẩu ô tô, máy tính và mạch điện của Thái Lan có thể sẽ gặp rủi ro từ thỏa thuận thương mại và đầu tư của Việt Nam với EU.
"FTA này là tham vọng và toàn diện nhất mà EU đã thực hiện với một quốc gia đang phát triển" -Bà Pimchanok Vonkorpon, Tổng Giám đốc Văn phòng Chiến lược và Chính sách Thương mại (TPSO) tại Bộ Thương mại, Thái Lan cho biết - "Vì vậy, Việt Nam có thể đạt được nhiều lợi thế và lợi ích hơn so với Thái Lan nhờ cả hai hiệp định".
Bà Pimchanok nhắc nhở các nhà cung cấp ô tô ở Thái Lan nên chuẩn bị cho khả năng rằng nhiều nhà sản xuất ô tô sẽ di dời các cơ sở sản xuất đến Việt Nam. "Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan cần phải cải thiện hiệu quả và tăng tốc độ sản xuất xe thế hệ mới", bà nói.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm 11/9/2019 tại Bangkok, ông Philipp Dupuis, người đứng đầu bộ phận kinh tế và thương mại của phái đoàn EU tại Thái Lan cho biết: "Chúng tôi vẫn đang đi đúng hướng. Brussels cần phải "bật đèn xanh", và sau đó thì mất thêm vài tháng nữa để tiếp tục đàm phán", ông nói.
Ông Dupuis cũng nói rằng, việc cải thiện bảo vệ tài sản trí tuệ có thể thúc đẩy thương mại và đầu tư cho Thái Lan và phần còn lại của Đông Nam Á. Theo ước tính, hàng giả và vi phạm bản quyền gây thiệt hại 8 tỷ euro mỗi năm cho EU.
theo Bloomberg
Góc Nhìn
Tập đoàn BBB GROUP chính thức đặt trụ sở tại Thái Lan sau thời gian dài tìm hiểu và đầu tư tại đất nước Chùa Vàng.