"Bất động sản nghỉ dưỡng cần những nhà đầu tư lớn tiên phong"
Thưa ông, vài năm trở lại đây du lịch của Việt Nam đang có đà tăng trưởng mạnh, kéo theo đó là sự phát triển của phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Vậy ông nhận định thế nào tiềm năng phát triển của phân khúc này?
Phát triển thị trường kinh tế với du lịch là kinh tế mũi nhọn vốn là một định hướng của Nhà nước. Vấn đề là hiện nay hạ tầng du lịch của Việt Nam ở mức thấp. Tôi lấy ví dụ, số lượng căn hộ dịch vụ du lịch condotel tại Việt Nam có thể sử dụng là khoảng 50.000 căn. Năm 2018, chúng ta đón khoảng 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, nếu lượng khách này chỉ ở trong 1 đêm thì 50.000 căn condotel này đã không đáp ứng được hết nhu cầu. Nếu khách ở 2 đêm trở lên thì phải nói là thiếu nghiêm trọng.
Chưa kể đến, khách nội địa có nhu cầu sử dụng sản phẩm du lịch cao cấp, các khu du lịch cao cấp cũng đang tăng rất cao, do số lượng người trung lưu tại Việt Nam đang tăng nhanh, nhanh nhất trong số các nước ASEAN. Cơ sở hạ tầng lưu trú thiếu hụt chính là cơ hội và tiềm năng để thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng phát triển.
Vấn đề thứ 2 là về giá, các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng, ví dụ như condotel của mình mặt bằng giá đang rất thấp, chỉ bằng 1/10 so với các căn hộ cùng loại của các nước như Singapore hay Úc... So với Thái Lan chỉ bằng 1/8. Bên cạnh đó, việc kinh doanh ngành du lịch ở Việt Nam cũng đang được các tổ chức tài chính thế giới đánh giá là có lợi nhuận cao nhất trong khu vực ASEAN, đạt tới 35%/doanh thu.
Dư địa còn cao, cơ hội còn nhiều, mặt bằng giá sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng còn thấp, Chính phủ lại xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển Việt Nam thành một quốc gia du lịch có thương hiệu mạnh, tăng cường thu hút khách du lịch, thì khi đó cơ hội, tiềm năng để đầu tư vào bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, thu lợi nhuận cao là rất lớn.
Thưa ông, sau một thời gian hình thức condotel phát triển mạnh thì hiện nay dường như các nhà đầu tư đang chuyển hướng, tập trung vào shophouse hay biệt thự nghỉ dưỡng trong các quần thể. Vậy theo ông, đâu là nguyên nhân của sự chuyển hướng này?
Thị trường Việt Nam hiện nay không chỉ thiếu các cơ sở lưu trú, mà các cơ sở hạ tầng khác phục vụ dịch vụ cho ngành du lịch cũng thiếu. Ví dụ như các hệ thống mua sắm, nhà hàng..., tức là thiếu các công cụ để "moi tiền" khách du lịch.
Nắm bắt được sự thiếu hụt này nên một số chủ đầu tư lớn đã nghiên cứu phát triển các quần thể có cả chỗ ăn nghỉ, vui chơi, mua sắm. Ví dụ các tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng của Sun Group, Vingroup ở Hạ Long, Phú Quốc, Nha Trang. Các tổ hợp này không chỉ có các khu vực lưu trú cao cấp mà còn đáp ứng cả nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách. Trong đó, việc phát triển ra loại hình shophouse trong quần thể du lịch chính là để phát triển ra các cửa hàng, trung tâm mua sắm, đa dạng các loại sản phẩm hàng hóa.
Các shophouse sẽ tạo ra các trung tâm mua sắm theo kiểu phố. Và đấy chính là một trong các sản phẩm bất động sản mà các chủ đầu tư đang hướng đến, bổ sung khoảng trống, phần khuyết thiếu cho hạ tầng dịch vụ du lịch.
Đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, trong khi vấn đề pháp lý về quyền sở hữu loại hình condotel còn chưa ngã ngũ thì họ cũng có xu hướng thích đầu tư vào các dự án, các sản phẩm bất động sản tại những khu nghỉ dưỡng được thực hiện bởi các chủ đầu tư có năng lực, có uy tín có kinh nghiệm, có thương hiệu trong việc phát triển sản phẩm này. Bởi các chủ đầu tư lớn không chỉ phát triển, xây dựng dự án, mà còn phải khai thác, kinh doanh tốt để tạo ra lợi nhuận tốt nhất.
Ông đánh giá thế nào về vai trò dẫn dắt của các nhà đầu tư lớn như Vingroup, Sun Group hay các nhà đầu tư lớn khác trong việc phát triển du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng tại các địa bàn du lịch trọng điểm hiện nay như Hạ Long, Phú Quốc?
Theo tôi, vai trò của Vingroup, Sun Group và các nhà đầu tư lớn khác là rất đặc biệt vì họ là những nhà đầu tư có năng lực, mạnh về tài chính. Họ là những người tiên phong mở ra hệ thống hạ tầng, tạo điều kiện tốt nhất thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước cho Quảng Ninh hay Phú Quốc.
Có thể nhìn thấy rõ điều này ở Quảng Ninh với sân bay, cảng biển, đường cao tốc được đầu tư đồng bộ, giúp rút ngắn thời gian di chuyển của du khách. Đấy chính là vai trò đầu tư của hệ thống tư nhân như Sun Group. Ở Phú Quốc cũng vậy, các nhà đầu tư lớn luôn đi trước. Họ trở thành những người tiên phong, thu hút tiềm năng từ các địa phương này nhanh và mạnh nhất.
Vậy ông có lời khuyên gì dành cho các nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư vào các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, thưa ông?
Nhà đầu tư thường quan tâm đến việc đồng tiền họ bỏ ra có thể tạo ra bao nhiêu lợi nhuận và mức lợi nhuận tốt nhất như thế nào. Bởi vậy, khi đầu tư cần phải xem xét năng lực của chủ đầu tư. Năng lực này không phải chỉ là năng lực phát triển dự án mà còn là năng lực quản lý, vận hành, kinh doanh sau đầu tư. Nếu chủ đầu tư không có năng lực quản lý vận hành, khai thác kinh doanh ngành du lịch thì phải có sự hợp tác với các đơn vị vận hành uy tín.
Bởi vậy, yếu tố chính khi lựa chọn sản phẩm bất động sản để đầu tư phải là yếu tố lợi nhuận và phải xem xét kỹ chủ đầu tư có năng lực, có kinh nghiệm kinh doanh vận hành ngành du lịch. Ngoài ra, nếu là các dự án, các sản phẩm bất động sản du lịch quy mô quá nhỏ bé, quá đơn độc thì cũng cần xem xét kỹ việc đầu tư.
Xin cảm ơn ông!
Doanh nhân Trương Công Bảo, Giám đốc điều hành Bảo Lân Textile: Nhắm đến giá trị bền vững cho cộng đồng
Doanh nhân Nguyễn Văn Hùng, Tổng giám đốc Công ty Viễn Phú: Xây dựng nền móng phát triển nông nghiệp hữu cơ
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.