8 tác hại nghiêm trọng của rượu: Những giải pháp để hạn chế uống hoặc cai nghiện
Người ta nói rằng uống rượu sẽ làm cơ thể bị tổn thương nặng, nhưng có bao nhiêu người có thể biết rằng bản thân đã uống quá nhiều gây hại nghiêm trọng cho cơ thể và muốn dừng lại?
Trên thực tế, uống rượu thường xuyên không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho cơ thể. Đàn ông thường xuyên uống rượu phải được chăm sóc sức khỏe và điều trị thận trọng để tránh các bệnh mãn tính.
Nhưng làm sao biết được sau khi uống nhiều rượu, nam giới sẽ mắc bệnh gì? Muốn ngừng uống nhiều hoặc cai nghiện thì làm như thế nào?
Nam giới mắc bệnh gì khi uống quá nhiều rượu?
1. Dễ bị rối loạn cương dương
Uống rượu sẽ kích thích nhanh vỏ não trong ngắn hạn, nhưng sẽ sớm chuyển sang trạng thái ức chế. Nếu bạn vội vàng quan hệ tình dục trong trạng thái hưng phấn ngắn ngủi này, bạn sẽ quá phấn khích, liều lĩnh và thô lỗ, hoặc thậm chí là bị rối loạn chức năng.
Từ hành vi quan hệ sai thời điểm này, khả năng tình dục dễ bị gặp trở ngại hoặc lệch lạc, và rất dễ gây ra sự thất vọng, hoặc đổ lỗi cho người bạn đời thay vì nhìn ra được nhược điểm của bản thân.
2, Dễ bị bệnh chán ăn, giảm cân
Những người uống rượu trong một thời gian dài hoặc thường xuyên say rượu, có nguy cơ bị giảm cân, mệt mỏi, chán ăn, đặc biệt là sau khi thành phần trong rượu kích thích lên niêm mạc đường tiêu hóa, nó sẽ cản trở nghiêm trọng chức năng tiêu hóa, làm cho mức độ hấp thụ dinh dưỡng suy giảm.
Do đó, tình trạng thể chất sẽ suy giảm. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu người uống rượu gặp phải vấn đề chức năng cương dương bất thường.
3, Trí thông minh giảm, phản ứng chậm
Khi uống nhiều rượu, nồng độ cồn trong máu tăng cao, lâu dài sẽ khiến trí thông minh của mọi người suy giảm, phản ứng chậm, tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống sinh sản, đặc biệt là người cao tuổi, vì người già uống nhiều rượu, rất dễ bị ảnh hưởng Bệnh Alzheimer.
4, Có thể tử vong do hệ hô hấp bị cản trở
Người say rượu sẽ có nguy cơ tử vong do rượu làm cản trở sự hoạt động bình thường của hệ hô hấp, ví dụ như nôn sau khi uống sẽ chặn khí quản, nghẹt thở và tử vong hoặc các triệu chứng về hô hấp khác.
5, Chảy máu trong hệ tiêu hóa
Người uống rượu nhiều, nghiện rượu có thể dẫn đến nôn mửa nghiêm trọng lặp đi lặp lại, lâu dài sẽ có thể dẫn đến làm rách dọc ở đầu dưới của niêm mạc dạ dày hoặc thực quản, dẫn đến chảy máu các phần liên quan trong hệ tiêu hóa.
6, Bị bệnh gan nghiêm trọng
Người uống rượu lâu dài có thể dẫn đến bệnh gan do rượu, gan nhiễm mỡ và thậm chí là xơ gan, hậu quả của quá trình này thường kéo dài và nghiêm trọng.
7, Rượu gây liệt não
Uống rượu lâu dài sẽ làm tê liệt não, dẫn đến suy giảm và mất trí nhớ, thời gian đầu sẽ xuất hiện run rẩy không tự chủ ở cả hai tay.
8, Bệnh viêm loét dạ dày và biến chứng
Người bị nghiện rượu lâu dài sẽ làm hỏng dạ dày, tiến triển thành bệnh loét dạ dày và các biến chứng khác.
Hiện nay, nghiện rượu không chỉ là một vấn đề y tế sức khỏe mới, mà còn là vấn đề xã hội không thể bỏ qua. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 1,8 triệu người chết vì lạm dụng rượu mỗi năm trên thế giới và ít nhất 60 bệnh phát sinh có liên quan trực tiếp đến rượu.
Lời khuyên cho người muốn nhanh chóng cai rượu
1. Áp dụng nhiều giải pháp cùng lúc
Khi muốn cai rượu, bạn cần sự giúp đỡ của một chuyên gia hoặc bác sĩ, một số thành viên trong gia đình, người thân và bạn bè để thành lập một nhóm dành cho bạn những sự quan tâm thật sự nghiêm túc.
Việc áp dụng phương pháp cai rượu này chỉ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của một người có chuyên môn và kinh nghiệm chủ trì, rồi bạn tiến hành làm theo.
2. Chăm sóc đặc biệt
Nói với các thành viên trong gia đình của bạn rằng họ lo lắng về vấn đề uống rượu của bạn và việc được chăm sóc đặc biệt khi cai rượu là cần thiết, bao gồm việc giải quyết những vấn đề phát sinh mới trong quá trình cai rượu.
3. Đừng cất giấu hết tất cả rượu trong nhà
Các thành viên trong gia đình thường tìm lý do để cố gắng giấu rượu trong nhà đi để người nghiện không nhìn thấy rượu, làm cho việc uống rượu trở nên khó khăn hơn. Nhưng các chuyên gia khuyên rằng không nên làm điều này, vì có thể người nghiện sẽ tìm kiếm rượu ở bên ngoài để uống.
Cách thuận tiện lợn là hãy trao đổi thông điệp rõ ràng cho người nghiện rượu hiểu rằng hậu quả xấu của việc nghiện rượu là động lực để buộc phải cai rượu.
4. Vận động bạn bè
Nếu thành viên gia đình bị từ chối khi đưa ra lời khuyên cai rượu cho người nghiện rượu thì hãy nhờ bạn bè tư vấn giúp đỡ.
Nhờ một người bạn thân nói chuyện với người nghiện rượu sẽ giúp họ dễ dàng nhận ra tác hại của rượu để sớm cai rượu, và người đó cũng dễ nghe lời hơn.
5. Nhận hỗ trợ từ bên ngoài
Điều quan trọng cần nhớ là người cai rượu sẽ không cô đơn. Bất kỳ khi nào cần đến sự hỗ trợ đều sẽ có được sự giúp đỡ từ các tổ chức/cá nhân và các thành viên trong các hội nhóm để bạn có thể yên tâm thực hiện kế hoạch cai nghiện của mình.
*Theo Health/163
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.