Câu chuyện doanh nhân

“Nữ hoàng ngành rác Việt Nam” - Liêu Cát Phương Thảo: Tôi làm tất cả vì đam mê

Doanh Nhân Việt Nam xin hẹn gặp chị Liêu Cát Phương Thảo vào một buổi sáng cuối tuần mùa thu để nữ doanh nhân không phải tất bật với guồng quay công việc như thường lệ nhưng hóa ra chị lại đến điểm hẹn sau khi kết thúc một buổi gặp đối tác quan trọng.

Doanh nhân Liêu Cát Phương Thảo

Dù là sáng chủ nhật thường các nữ doanh nhân hay dành thời gian cho gia đình con cái hoặc bạn bè của mình nhưng với chị Phương Thảo lại khác. Đúng giờ hẹn chúng tôi có mặt nhưng chị đã đến trước 10 phút như thể đó là tác phong không thể nào thay đổi được của một người doanh nhân yêu công việc.

Trước mắt chúng tôi là hình ảnh một người phụ nữ vô cùng rạng rỡ xinh đẹp, duyên dáng sang trọng và trông có vẻ tràn đầy năng lượng. Và cũng chính người phụ nữ ấy, cách đây hơn 5 năm chị là người mạnh dạn tiên phong đầu tư hàng triệu đô la đưa loại hình xử lý rác thải bằng dây chuyền công nghệ cao được nhập khẩu từ Châu Âu về quê hương Vĩnh Long. 

Thời gian qua có thể gọi là giai đoạn thử thách của công ty Phương Thảo, bởi lẽ khó khăn chồng chất khó khăn, nếu như là một ai khác có thể tưởng chừng đã bỏ cuộc bởi vô số rủi ro ập đến: nhà máy xây xong không có rác xử lý, công suất vượt quá số lượng rác thải cung cấp, bất cập trong chính sách thỏa thuận, vốn vay, thậm chí nhà máy bị hỏa hoạn... Tuy nhiên vượt lên trên hết là niềm đam mê bất tận với nghề, chị cố gắng tìm cách tháo gỡ, lèo lái con thuyền vượt qua sóng gió.

Chị vui vẻ cho hay, Công ty Phương Thảo vừa đón nhận hai tin vui. Thứ nhất, những khó khăn vừa qua đã giải quyết êm xuôi, mọi việc đã đi vào guồng máy hoạt động. Thứ hai, công ty vừa thiết kế thành công và đưa vào hoạt động công nghệ xử lý rác độc quyền tại Việt Nam mang tên Greentech- Gama - T. Đây là công nghệ lò đốt triệt kiệt được chuyển giao công nghệ của khối G7 Châu Âu, với công nghệ này, nhà máy có khả năng xử lý tốt rác thải y tế cho các địa phương ở ĐBSCL.

Thời gian qua, không ít người bảo rằng chị “ khùng”, cứ mãi theo đuổi cái việc không của riêng ai, đổ hàng triệu đô la vào những thứ bị người đời “vứt đi”. Thế nhưng, ít ai ngờ rằng “người khùng” năm đó nay đã thành “nữ hoàng” độc nhất vô nhị tại Việt Nam dám làm cái nghề trăm người mê, vạn người chê, đã thế bây giờ mô hình công nghệ xử lý rác thải của chị còn là kiểu mẫu của khu vực, thu hút truyền thông bạn bè giới chuyên môn trong ngành tìm tới tìm hiểu và đưa tin ?

- Bản thân tôi có lúc nhìn lại cũng thấy sao mình mạnh mẽ thế, để vượt qua được những lúc tưởng chừng không thể gượng dậy nổi đã là một may mắn, còn phát triển và thành công như hôm nay được xem là kỳ tích. Tôi rất thích cách gọi của bạn “nữ hoàng ngành rác” vì thật ra tại Việt Nam hiện nay chưa có người phụ nữ nào làm nghề này chỉ có một mình tôi nên nữ hoàng là đúng rồi (cười). Hiện nhà máy xử lý rác của tôi được đầu tư với quy mô 8ha , vốn xây dựng 400 tỷ và có công suất 500 tấn/ngày tại huyện Long Hồ - Vĩnh Long.

Với những khó khăn đã trải qua, chị có bao giờ hối tiếc khi chọn đầu tư vào ngành xử lý rác thải?

- Nói về công nghệ xử lý rác thải, tính đến nay tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm. Nhưng trải qua nhiều lần chuyển đổi công nghệ để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người Việt Nam, tôi nhận ra làm xử lý rác không quá khó. Chính phủ, cơ quan chức năng thậm chí người dân ngày càng nhận thấy vấn đề nhức nhối của rác thải. Vì thế xử lý rác là vấn đề tất yếu góp phần bảo về môi trường sống, bảo vệ sức khỏe cho con người. Cho nên tôi sẽ không bao giờ thấy hối tiếc mà còn thấy may mắn khi mình là người phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam chọn con đường khó khăn này, chắc chắn tôi sẽ tiếp tục đầu tư, tiếp tục phát triển để bảo vệ và làm giàu cho môi trường sống Việt Nam.

Vừa rồi chị có nhắc tới sử dụng công nghệ xử lý rác thải là làm giàu cho xã hội đất nước, tuy nhiên hiện nay rác thải Việt Nam vẫn chưa được xử lý tốt thậm chí gây bất đồng trong dư luận, quan điểm của chị về vấn đề này như thế nào?

Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Ở các nước phát triển việc thu gom và phân loại rác đã trở thành một việc làm bình thường, ở những nước này người dân họ coi rác không phải là đồ bỏ đi mà sẽ tận dụng lại những thứ còn có ích để tái chế tái sử dụng nhưng ở Việt Nam lại chưa làm được.

Một phần dây chuyền xử lý rác thải hơn 500 tấn/ngày của Công ty Phương Thảo tại Vĩnh Long

Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại công nghệ khác nhau nhưng để cạnh tranh buộc tôi phải có những tính toán và chiến lược kinh doanh cụ thể đó là : dây chuyền sản xuất phải áp dụng một lúc nhiều công nghệ để kịp thời xử lý và tái chế phù hợp với nếp sống không phân loại đầu nguồn của người dân Việt Nam. Vì thế Công nghệ Greentech - Gama - T hiện nay của chúng tôi được xem là phù hợp.

Một phần dây chuyền xử lý rác thải hơn 500 tấn/ngày của Công ty Phương Thảo tại Vĩnh Long

Công nghệ hoàn toàn khép kín vận hành theo kiểu lò đốt gồm hai buồng đốt sơ cấp và thứ cấp, bụi sẽ được tách trong quá trình đốt, còn có thiết bị hạ nhiệt độ khói thải kiểu gián tiếp, bể rửa khói và các thiết bị tiên tiến khác...đều đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy định tại Việt Nam.

Đã có nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp nào muốn sở hữu công nghệ mới Greentech -Gama - T của Phương Thảo chưa ạ? 

- Cũng có nhiều. Một số doanh nghiệp quan tâm đã đến nhà máy chúng tôi tham quan, tận mắt chứng kiến quy trình hoạt động của công nghệ Greentech - Gama - T. Chúng tôi đã mất thời gian, công sức và tiền bạc để mời được hai kỹ sư người Đức và Pháp về Việt Nam thiết kế và vận hành hoạt động. Nếu điều kiện cho phép tôi sẵn sàng mở rộng đầu tư hợp tác hoặc chuyển giao công nghệ với tất cả các doanh nghiệp đối tác có nhu cầu.

Nói vậy chị không sợ bị mất công nghệ hay sao?

Theo tôi đó là quy luật và tôi ủng hộ, bởi có nhiều doanh nghiệp cùng làm, cùng chung tay góp sức thì ngành này mới phát triển được.

Sau những thử thách khó khăn vừa qua và những cơ hội sắp tới, chị muốn nhắn nhủ điều gì không?

Xử lý rác thải không phải là việc dễ dàng nếu không có sự chung tay và quyết tâm của tất cả các thành phần trong xã hội. Trong thời gian qua tôi luôn vô cùng biết ơn và không quên gửi lời cảm ơn đến Chính phủ, các cấp ban ngành trung ương, địa phương đặc biệt là Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long và các bạn bè đối tác đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất có thể. 

Vâng xin cảm ơn chị về những chia sẻ thú vị. Nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10 DNVN cũng không quên gửi lời chúc sức khỏe và thành công trên con đường đã chọn của chị.

Tố Nga DNVN

Bình luận





Tin cùng danh mục
Doanh nhân Nguyễn Văn Hùng, Tổng giám đốc Công ty Viễn Phú: Xây dựng nền móng phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thương hiệu mỹ phẩm Lenabena của Công ty TNHH LENACOS vinh dự đón nhận giải thưởng “Top 12 Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2024”
Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2024: Vinh danh Phương Trang – FUTA Bus Lines
Doanh nhân Võ Văn Pháp hoàn thành xuất sắc vai trò Đại Sứ Thương mại tại Châu Âu

Liên hệ quảng cáo: 0918 043 403 - toasoan@dnvnnews.com

Bản quyền của DOANH NHÂN VIỆT NAM