Trước đó, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) nhận được kiến nghị của cử tri Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 248/BDN vào ngày 15/7/2019, với nội dung: “Đề nghị Bộ GTVT làm rõ nguyên nhân vì sao trong 2 ngày 15 và 16/6/2019, liên tục nhiều chuyến bay của hãng VietJet bị hoãn chuyến nhiều giờ liền; Cục Hàng không, Bộ GTVTđã xử lý như thế nào? Ai chịu trách nhiệm”.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhắc VietJet Air việc chậm, huỷ, dồn chuyến bay.
Trả lời cử tri Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bộ GTVT cho biết, Hãng hàng không VietJet là một trong những hãng hàng không phát triển nhanh và tạo được thương hiệu tốt trên thị trường hàng không trong nước và quốc tế.
Trong những năm vừa qua hãng đã có những phát triển đột phá, góp phần tạo nên thị trường hàng không Việt Nam phát triển nhanh trong nhóm hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, Hãng hàng không VietJet còn để xảy ra tình trạng có nhiều chuyến bay bị hủy hoặc chậm chuyến (trong thời gian từ ngày 12 đến ngày 18/6/2019).
Chỉ ra nguyên nhân VietJet xảy ra tình trạng chậm huỷ chuyến, Bộ GTVT cho rằng: “Nguyên nhân chậm, hủy chuyến của VietJet trong ngày 15 - 16/6/2019, là do VietJet chuyển đổi phần mềm quản lý thời gian làm việc, nghỉ ngơi của thành viên tổ bay từ hệ thống phần mềm cũ (Geneva) sang hệ thống phần mềm quản lý mới (AIMS) trong khi chưa đánh giá sự tác động của thay đổi đến hệ thống quản lý an toàn.
Qua đó, nhân viên phân lịch tổ bay và kiểm soát khai thác của VietJet vẫn sử dụng phương pháp thủ công để tính toán thòi gian bay và giới hạn thời gian bay trong một số thời điểm khi chưa sử dụng thành thạo phần mềm mới. Vì vậy, cán bộ quản lý và hệ thống giám sát nội bộ của VietJet chưa thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra, giám sát liên tục dẫn đến một số phi công của VietJet có thời gian làm việc quá quy định phải dừng bay để đảm bảo an toàn cho quá trình khai thác.
Nói về trách nhiệm của các bên, Bộ GTVT chỉ rõ: “Trách nhiệm trước tiên là của hãng hàng không VietJet và sự phối hợp chưa tốt giữa các cơ quan, đơn vị phục vụ chuyến bay. Trong công tác quản lý nhà nước, việc để xảy ra tình trạng chậm hủy chuyến trên trách nhiệm trước tiên thuộc về Cục Hàng không Việt Nam, các cơ quan tham mưu và Lãnh đạo Bộ GTVT”.
Thông tin về trách nhiệm và nghĩa vụ của VieJet, Bộ GTVT cho biết, VietJet đã thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà vận chuyển theo quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-BGTVT quy định về chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không (Thông tư 36), Thông tư số 14/2015/TT-BGTVT quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không (Thông tư 14) và Thông tư số 27/2017/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36 và Thông tư 14.
Bộ trưởng Bộ GTVT đã tổ chức nhiều cuộc họp để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng chậm hủy chuyến bay. Đặc biệt, ngày 21/6, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp về việc hủy chuyến, chậm chuyến của hãng hàng không VietJet.
Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu hãng hàng không VietJet phải tuân thủ nghiêm các quy định về an ninh, an toàn hàng không, khắc phục ngay tình trạng hủy chuyến, chậm chuyến, dồn chuyến bay, đảm bảo quyền lợi cho hành khách. Ngoài ra, tập trung việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội tàu bay theo lộ trình đã được duyệt,...Tăng cường liên kết, phối hợp Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và các Hãng hàng không khác nhằm vừa tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh các hãng hàng không Việt Nam.
Cục Hàng không Việt Nam rút kinh nghiệm về việc chậm phối họp với các cơ quan, đơn vị liên quan để cung cấp các thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí về nguyên nhân các chuyến bay bị hủy và chậm chuyến của hãng hàng không VieJet. Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các hãng hàng không để kịp thời xử lý, chấn chỉnh tình trạng cung ứng dịch vụ hàng không kém chất lượng; không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của quy trình, quy phạm về an ninh, an toàn hàng không,...
Nghiên cứu và làm rõ nguyên nhân hủy chuyến, chậm chuyến, dồn chuyến,... của các hãng hàng không, thu hồi slot đối với hãng hàng không nào vi phạm các quy định về vận chuyển hàng không hoặc chỉ vì mục tỉêu lợi nhuận để dẫn đến tình trạng chậm chuyến hoặc hủy chuyển, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của hành khách đi tàu bay.
Liên hệ quảng cáo: 0918 043 403 - toasoan@dnvnnews.com
Bản quyền của DOANH NHÂN VIỆT NAM