Thời sự

Tìm một hướng đi trong quan hệ Việt - Úc

Ngày 26/2/1973, Chính phủ Úc (Australia), do Thủ tướng Gough Whitlam đứng đầu đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (VN). Hai nước thống nhất hợp tác kinh tế dài hạn, nhằm góp phần phát triển kinh tế Việt Nam và thúc đẩy các mối liên kết thương mại giữa Úc và Việt.
Quan hệ hai nước dần dần phát triển ổn định, tốt đẹp với kết quả vào tháng 9/2009, Úc và Việt xác lâp mối Quan hệ đối tác toàn diện; đến tháng 3/2015, hai nước ký kết Tuyên bố tăng cường Quan hệ đối tác toàn diện.
 
Tình hình thế giới và khu vực ngày càng rõ ràng hơn, do đó năm 2017, Úc và Việt cùng công bố Quan hệ song phương sẽ được nâng cấp thành Quan hệ đối tác chiến lược.
Thủ Tướng Úc Tony Abbott và Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, tại Thủ Đô Canberra, ngày 18/3/2015
 
Trên cơ sở đó, ngày 15 tháng 3 năm 2018, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân phúc và Thủ Tướng Úc Malcolm đã chính thức ký kết Quan hệ đối tác chiến lược giữa Úc và Việt Nam, tại Thủ đô Canberra.
Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull và Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Thủ Đô Canberra, ngày 15/3/2018
 
Năm 2019, nhân dịp lần đầu tiên viếng thăm chính thức Việt Nam, Thủ Tướng Úc Morrison đã ký Tuyên bố chung nhắc lại cam kết hỗ tương về mối Quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia Việt-Úc tại thủ đô Hà Nội vào ngày 23 tháng 8 năm 2019.
 
Trước thềm năm mới Nhâm Dần 2022, với mong ước quý doanh nhân Việt tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới nhằm phát triển doanh nghiệp lớn mạnh; phụ huynh học sinh và sinh viên có thêm lựa chọn, định hướng học tập cho tương lai con em tươi sáng; người ham thích du lịch, có cơ hội thăm viếng nước Úc mới mẻ; người quan tâm đến tiền đồ dân tộc tìm hiểu nhằm góp một chút cho công cuộc phát triển, ổn định chủ quyền, lãnh thổ nước nhà Việt Nam. Tôi xin trích dịch và đăng lên đây bản Thông báo của Chính phủ Úc trong Tuyên bố chung nhắc lại Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Úc ngày 23 tháng 8 năm 2019.
 
TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT - ÚC
Ngày 23 tháng 8, năm 2019
 
Thủ Tướng Úc Scott Morrison và Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Thủ Đô Hà Nội, ngày 23/8/2019
 
1. Nhân dịp viếng thăm chính thức lần đầu của Thủ Tướng Morrison  đến Việt Nam từ 22 đến 24 tháng 8 năm 2019, các Thủ Tướng Việt và Úc (Vietnam and Australia) nhắc lại cam kết hỗ tương về quan hệ song phương mạnh mẽ và hoài bão trong các hội đàm.
 
2. Các Thủ Tướng nhấn mạnh rằng Việt và Úc là đối tác chiến lược, với một khu vực láng giềng chia sẻ và tầm nhìn tổng quát. Họ nhận ra tầm quan trọng đang tăng của nhau, cả song phương và là đối tác ở Ấn Độ dương-Thái Bình dương (Indo-Pacific) cũng như trong cộng đồng quốc tế.
 
3. Các Thủ Tướng thừa nhận rằng quan hệ đối tác được hình thành trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau, hội tụ lợi ích và sâu đậm thêm các mối liên kết. Họ đồng ý gia tăng bề sâu và bề rộng của cam kết giữa hai nước nâng lên vào lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao năm 2023. Cuối cùng, họ đồng ý rằng kế hoạch hành động của Việt và Úc cho quan hệ đối tác chiến lược giai đoạn 2020 - 2023 sẽ tập trung vào ba lĩnh vực ưu tiên: nâng cao gắn kết kinh tế; sâu đậm chiến lược hợp tác quốc phòng và an ninh; và xây dựng quan hệ đối tác về nhận thức và đổi mới. Là đối tác và bạn bè gần gũi ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, để hướng dẫn việc này, Việt và Úc đồng ý bắt đầu những cuộc gặp mặt của các lãnh đạo hàng năm, và củng cố gắn bó đang tăng ở cấp Bộ Trưởng và viên chức cấp Bộ.
 
4. Phản ánh cam kết đã chia sẻ để xây dựng nên quan hệ đối tác chiến lược, các Thủ Tướng đã đồng ý phát triển một chiến lược cam kết kinh tế nâng cao với mục đích trở nên đối tác thương mại tốp 10 và gấp đôi đầu tư.  Chiến lược sẽ làm rắn chắc cam kết đã chia sẻ đối với tự do hóa thương mại và kết nối kinh tế, và giúp hai đất nước tận dụng các cơ hội thị trường mới nổi. Công việc này sẽ được lãnh đạo bởi các Bộ trưởng Kinh tế chủ chốt, họ sẽ gặp nhau tại Úc vào cuối năm nay cho Hội nghị khai mạc Quan hệ đối tác Kinh tế Việt - Úc (the inaugural Vietnam-Australia Economic Partnership Meeting) nhằm thúc đẩy hơn nữa thắt chặt tốt đẹp hiện nay trong hợp tác song phương về thương mại, đầu tư và phát triển.
 
Bộ Trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư Úc (Australia’s Minister for Trade, Tourism and Investment) cũng sẽ dẫn đầu một đoàn doanh nghiệp đến Việt Nam vào năm 2020. Hai bên sẽ cùng làm việc để tiếp tục dễ dàng hóa tiếp cận thị trường cho sản phẩm thủy sản và nông sản, đẩy mạnh kết nối hai chiều, hợp tác trên an ninh năng lượng và nắm bắt cơ hội kỹ thuật số tương lai, bao gồm nền kinh tế kỹ thuật số và chính phủ điện tử.
 
Hai Thủ Tướng cũng tái khẳng định cam kết mạnh mẽ để duy trì hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc như được thể hiện trong Tổ chức Thương mại thế giới WTO (World Trade Organization - WTO) và cam kết hỗ trợ những cải cách cần thiết của WTO để bảo đảm rằng nó có thể tiếp tục giải quyết các cơ hội và thách thức của thế kỷ 21.
 
5. Các Thủ Tướng nhấn mạnh cam kết để thúc đẩy các cơ hội kinh tế song phương và hội nhập kinh tế khu vực thông qua các hiệp định thương mại tự do và hợp tác trong các khuôn khổ kinh tế đa phương, trong đó có APEC.
 
Trong bối cảnh đó, họ hoan nghênh kỷ niệm 10 năm thành lập Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do Đông Nam Á - Úc - Tân Tây Lan (Agreement Establishing the ASEAN - Australia - New Zealand Free Trade Area), và các công việc đang tiến hành để nâng cấp Hiệp định. Họ cam kết các chính phủ của họ làm việc cùng nhau để bảo đảm việc thực hiện suôn sẻ Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ về Quan hệ đối tác Xuyên Thái Bình dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership). Họ đồng ý về tầm quan trọng của việc kết thúc đàm phán Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế Toàn diện khu vực tân tiến, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi trong năm nay.
 
6. Úc sẽ tiếp tục hỗ trợ VN đóng góp an ninh quốc tế, bao gồm Lực lượng Quốc phòng Úc (Australian Defense Force) cung cấp huấn luyện việc gìn giữ hòa bình cho chuyên gia liên tục và hỗ trợ không vận chiến lược (strategic airlift support) cho đợt triển khai gìn giữ hòa bình tiếp theo của VN.
 
Việt và Úc cũng sẽ tổ chức Hội nghị Cấp cao Quốc phòng hàng năm vào cấp Bộ Trưởng (an annual Defense High Level Meeting at ministerial level) cũng như Đối thoại an ninh riêng biệt Cấp Thứ trưởng (a separate security  Dialogue at Vice-Ministerial Level), xây dựng trên cơ chế quốc phòng và an ninh song phương hiện đang có.
 
Hai nước sẽ mở rộng hợp tác an ninh song phương, bao gồm cả lĩnh vực hàng hải và không gian mạng, và cùng làm việc để chống tội phạm xuyên quốc gia ở Việt và Úc, bao gồm cả việc tăng cường hợp tác an ninh biên giới và các hoạt động thực thi pháp luật (law enforcement activities).
 
7. Việt và Úc sẽ tăng cường hợp tác về nhận thức và đổi mới, bao gồm các dịch vụ công và thiết lập một Trung tâm Việt - Úc tại Học Viện Chính trị Quốc gia HCM (Vietnam - Australia Centre at the HCM National Academy of Politics). Trung tâm sẽ dựa trên chuyên môn của Úc để hỗ trợ quyền lãnh đạo tương lai của VN, đồng thời làm cho có thể Việt và Úc đeo đuổi các giải pháp đối với các thử thách quốc gia và khu vực đã sẻ chia, và sâu đậm hơn các liên kết người với người  và thể chế. Nó sẽ quy tụ các lãnh đạo Việt - Úc, các viên chức chính phủ, các chuyên gia và học giả.
 
8. Các Lãnh đạo cam kết bảo vệ sức khỏe của các đại dương, bằng cách giảm rác thải nhựa, chia sẻ công nghệ và chuyên môn và cải thiện sự bền vững của nghề cá. Việt và Úc cam kết gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực này.
 
9. Hai bên sẽ khuyến khích các địa phương đẩy mạnh hợp tác thông qua trao đổi đoàn ở các cấp và chia sẻ kinh nghiệm quản trị, đặc biệt là trong quy hoạch đô thị, hạ tầng giao thông, giáo dục và đào tạo, và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Việt Nam hoan nghênh công bố của Úc rằng từ ngày 2 tháng 9 năm 2019 Úc sẽ gia tăng số công việc và địa điểm cấp thị thực kỳ nghỉ cho công dân Việt từ 200 lên 1.500.
 
10. Xây dựng trên 25 năm về hợp tác giáo dục và kỹ năng, các Thủ Tướng đã đồng ý mở rộng hợp tác nhận thức đến các vùng mới bằng cách gia tăng các kết nối giáo dục và nghiên cứu thông qua các quan hệ đối tác như Chương trình Trợ cấp quan hệ đối tác đổi mới Úc (Aus4Innovation Partnership Grants Program). Hai bên cam kết tăng cường quan hệ đối tác đổi mới đang có giữa các đại học, cơ quan nghiên cứu, phi - lợi - nhuận và các doanh nghiệp ở Việt Nam và ở Úc. 
 
11. Cả hai nước vẫn cam kết về một khu vực mở, bao trùm, thịnh vượng và an ninh được xác định bằng sự tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Các Thủ Tướng tái khẳng định tầm quan trọng trung tâm của ASEAN và Cấu trúc do Đông Nam Á dẫn dắt (ASEAN - led Architecture), đặc biệt là Hội nghị cấp cao Đông Á. Về vấn đề này, các Thủ Tướng hoan nghênh triễn vọng ASEAN về Ấn Độ dương - Thái Bình dương là thiết yếu đối với hợp tác khu vực. Úc cam kết mở rộng hỗ trợ mạnh mẽ VN trong đảm nhận vai trò quan trọng của Chủ tịch ASEAN vào năm 2020 và là Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc (non-permanent member of the UN Security Council) vào 2020 - 2021. Úc cũng tái khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác với các nước trong Tiểu vùng sông Mekong (Mekong sub - region) trong các khu vực như kết nối, ICT, biến đổi khí hậu và tài nguyên nước cho phát triển bền vững.
 
12. Các Thủ Tướng biểu lộ quan tâm nghiêm trọng về những phát triển ở Biển Đông (The East Sea of Vietnam, the world has also called it, the South China Sea), bao gồm việc cải tạo đất và quân sự hóa các vùng có tranh chấp. Họ cũng biểu lộ quan tâm về các hoạt động gây rối liên quan đến các dự án dầu khí lâu đời ở Biển Đông. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự Tự do hàng hải và hàng không (Freedom of navigation and overflight), tuân thủ luật pháp quốc tế và duy trì trật tự dựa trên luật lệ (rules-based order). Họ kêu gọi tất cả các bên thực hiện tự kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình. Họ cũng tái khẳng định nhu cầu cho các quốc gia để giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, không có đe dọa hoặc dùng vũ lực phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982 - UNCLOS (1982 United Nations Convention on the Law of the Sea - UNCLOS). Các Thủ Tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ chế giải quyết tranh chấp UNCLOS và kêu gọi các bên tôn trọng và thực hiện các quyết định do các cơ chế này kết xuất. Họ nhắc lại tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên DOC (Declaration on the Conduct of Parties - DOC) ở Biển Đông. Họ kêu gọi mọi Bộ quy tắc ứng xử giữa Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc phải hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS, không phương hại đến lợi ích của bên thứ ba hoặc quyền của các quốc gia dưới luật pháp quốc tế, và hỗ trợ kiến trúc khu vực bao trùm hiện có.
 
13. Các cuộc hội đàm đã được tiến hành một cách thẳng thắng và hiệu quả, tiếp theo là một cuộc họp báo. Các Thủ Tướng sẽ giới thiệu tóm tắt với các Bộ trưởng chủ chốt về hiện trạng và phương hướng tích cực của mối quan hệ Việt-Úc để thực hiện sâu hơn, nhằm mang mối quan hệ lên một tầm cao hơn.
 
Thủ Tướng Úc SCOTT MORRISON
pm.gov.au/joint-statement
Tiến Sĩ Bùi Sông Thu, Viện Trưởng Viện Khoa Học Quản Trị Phương Nam
 
Theo Tiến sĩ Bùi Sông Thu
Bình luận





Tin cùng danh mục
Phát triển Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Tư duy mới, lộ trình mới
Đồng Tâm Group khai trương trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới tại TP.HCM
Tìm một hướng đi trong quan hệ Việt - Úc
Tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam

Liên hệ quảng cáo: 0918 043 403 - toasoan@dnvnnews.com

Bản quyền của DOANH NHÂN VIỆT NAM