Thời sự

Thông tin mới vụ phế phẩm cà phê ngâm pin trộn vào hồ tiêu

- Tỉnh Đắk Nông tiếp tục họp báo thông tin vụ án bắt cơ sở nông sản dùng phế phẩm cà phê ngâm pin để trộn vào hồ tiêu. VietNamNet đã có lời khai ban đầu của các đối tượng.

Buổi họp sẽ diễn ra vào lúc 16h chiều nay tại trụ sở UBND tỉnh Đắk Nông.

Các đối tượng khai gì?

Viện KSND tỉnh đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp 5 đối tượng gồm: Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1975, trú thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp), Nguyễn Xuân Bảo (SN 1985, trú xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp, chồng bà Loan), Phan Thị Dung (SN 1962, khu phố Ninh Hòa, thị trấn Lộc Ninh, Bình Phước), Lê Thị Hồng Thơ (SN 1979, thôn 5, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, Đắk Nông, làm nghề kinh doanh) và Trần Văn Tuấn (SN 1976, thôn 2, xã Nâm N’Jang).

Qua đấu tranh khai thác, các đối tượng đã có lời khai ban đầu tại cơ quan điều tra.

Cà phê pin,Cà phê bẩn,Đắk Nông
Trong 1 tuần, Đắk Nông hai lần họp báo để thông tin vụ phế phẩm cà phê ngâm pin

Đối tượng Nguyễn Thị Thanh Loan khai nhận, cơ sở thu mua nông sản do Loan làm chủ (ở thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp) hoạt động từ năm 2016, có giấy đăng ký kinh doanh thu mua nông sản.

Loan thừa nhận, sử dụng vỏ cà phê, sỏi đá nhỏ và pin trộn lại với nhau để tạo ra sản phẩm bán kiếm lời. Quy trình nhuộm đen này do Loan tự nghĩ ra. Bước đầu, Loan khai nhận việc pha chế ra hỗn hợp này để bán cho Lê Thị Hồng Thơ và thuê Trần Văn Tuấn lái xe vận chuyển sản phẩm.

Cà phê pin,Cà phê bẩn,Đắk Nông
Kho nông sản của bà Loan thời điểm bị kiểm tra

Loan cũng thừa nhận, biết Thơ và Tuấn mua hỗn hợp trên để bán lại cho Phan Thị Dung (giám đốc công ty TNHH sản xuất thương mại Thảo Dung), để Dung trộn vào hạt hồ tiêu.

Đối tượng Nguyễn Xuân Bảo (chồng Loan) khai, mua vỏ cà phê, đất, sỏi đá, pin để nhuộm đen sau đó sấy khô, đóng bao để tại cơ sở. Công suất mỗi mẻ là 2 tấn/lần sấy. Với mỗi tấn sản phẩm sử dụng hết khoảng 1 thùng pin con ó loại 36 cặp, với giá 450 ngàn đồng. Cơ sở bán được 3 tấn sản phẩm với giá 3.000đ/kg.

Cà phê pin,Cà phê bẩn,Đắk Nông
Sỏi trong cơ sở nông sản bà Loan được dùng ngâm pin, độn vào hồ tiêu

Bảo cũng khai, bán sản phẩm trên cho Phan Thị Dung để trộn vào hạt hồ tiêu. Do vậy, Bảo đã cố gắng làm cho hỗn hợp này có màu sắc và kích thước như hạt hồ tiêu bình thường. 

Ngô Ngọc Sơn (công nhân làm thuê cho vợ chồng Loan, chưa bị bắt giam) khai rằng, làm việc tại cơ sở của Loan được khoảng 1 tháng. Công việc là pha trộn hỗn hợp trên sấy khô đóng bao rồi tập kết vào kho. Quy trình nhuộm đen do Bảo hướng dẫn cho Sơn thực hiện. Nguyên liệu dùng để pha trộn được thu mua từ nơi khác về, đóng bao sẵn, pin được mua tại các cửa hàng trên địa bàn. Sơn trực tiếp đi mua 2 lần, với số tiền khoảng 200 ngàn đồng.

Cà phê pin,Cà phê bẩn,Đắk Nông
Nguyễn Thị Thanh Loan, chủ cơ sở ngâm phế phẩm cà phê, sỏi với pin gây xôn xao dư luận nhiều ngày qua

Từ khi làm cho cơ sở này, Sơn thấy có 1 chuyến xe loại 2,5 tấn chở nguyên liệu là sỏi đá, vỏ cà phê về cơ sở; cơ sở đã xuất bán 1 chuyến sản phẩm hỗn hợp trên, nhưng về khối lượng thì Sơn không rõ.

Đối tượng Lê Thị Hồng Thơ (Giám đốc công ty TNHH một thành viên Tịnh Thơ) khai, ngày 13/1, Dung nhờ Thơ mua hỗn hợp từ cơ sở Loan, Bảo. Thơ sau đó thuê Trần Ngưỡng (tức Trần Văn Tuấn) lái xe BKS 48C-034.36, chở hỗn hợp cơ sở của Loan ở thôn 13 (xã Đắk Wer, Đắk R’lấp) đến giao cho Dung, tại ấp Hưng Thủy, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, Bình Phước. Tiền công được trả 500 ngàn đồng/tấn.

Tuấn còn khai, ngày 10/4, Tuấn tự mua sản phẩm của Loan, Bảo với giá 9.000đ/kg và trực tiếp bán cho Dung là 12.000đ/kg. Tuấn biết rõ Dung mua sản phẩm này nhằm trộn vào hạt hồ tiêu khô để bán ra thị trường.

Trộn làm phân bón để tẩu tán

Làm việc với cơ quan điều tra, Phan Thị Dung khai, thông qua Thơ và Tuấn đã mua hỗn hợp phế phẩm cà phê ngâm pin do Bảo, Loan sản xuất. Sau khi mua, Dung chỉ đạo cho nhóm bốc vác trộn vào hồ tiêu hạt khô với tỷ lệ từ 2-3% để bán. Dung đã bán loại hồ tiêu có chứa tạp chất này theo hợp đồng cho các doanh nghiệp để xuất khẩu.

Tại kho nông sản của Dung ở huyện Lộc Ninh, cơ quan điều tra đã phát hiện và thu giữ 9 tấn hạt tiêu khô được trộn hỗn hợp mua từ cơ sở Loan, Bảo đóng trong 360 bao chuẩn bị xuất bán theo hợp đồng cho một công ty.

Cà phê pin,Cà phê bẩn,Đắk Nông
 
Cà phê pin,Cà phê bẩn,Đắk Nông
Phế phẩm cà phê cơ sở bà Loan mua, ngâm pin, bán ra thị trường để đấu trộn vào hồ tiêu

Ngoài ra, tại rẫy cao su của Dung, cơ quan điều tra thu giữ hỗn hợp được thu mua tại cơ sở của vợ chồng Bảo, Loan trong tình trạng đã pha trộn với vôi, phân lân, phân heo với số lượng là 315 bao tải (khoảng 10,2 tấn) mua ngày 10/4.

Cà phê pin,Cà phê bẩn,Đắk Nông
Cơ sở của Loan đã xuất bán nhiều tấn hỗn hợp ngâm pin cho cơ sở kinh doanh hồ tiêu ở Bình Phước

Dung khai, sau khi có thông tin cơ sở sản xuất của vợ chồng Loan, Bảo bị phát hiện, nhằm đối phó với cơ quan công an, Dung đã chỉ đạo em chồng là Ba pha trộn, ủ làm phân bón để tẩu tán, tiêu hủy chứng cứ số sản phẩm này. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã thu mẫu các sản phẩm trên gửi Viện khoa học hình sự Bộ Công an giám định.

Vụ việc đang được điều tra làm rõ.

Vụ cà phê nhuộm pin: CA đang củng cố hồ sơ, có thể xử hình sự

Vụ cà phê nhuộm pin: CA đang củng cố hồ sơ, có thể xử hình sự

Quá trình công an mời làm việc, chủ cơ sở chế biến cà phê trộn đá, ngâm nước pin hết sức ngoan cố, khai báo quanh co.

Uống cà phê trộn pin: Thoái hoá não, giảm trí tuệ

Uống cà phê trộn pin: Thoái hoá não, giảm trí tuệ

Thành phần chủ yếu trong lõi pin là kim loại nặng, khi vào cơ thể sẽ tác động đến toàn bộ hệ thống chuyển hoá, đặc biệt là hệ thần kinh. 

Xã hội đang sao nhỉ, con người tại sao lại vậy?

Xã hội đang sao nhỉ, con người tại sao lại vậy?

Con người ta không phải là “thánh”, không thể không nhiễm bụi trần, nhưng bụi trần nhiễm đến mức này thì quả là đáng lo ngại.

Đắk Nông họp báo khẩn vụ cà phê trộn pin bán ra thị trường

Đắk Nông họp báo khẩn vụ cà phê trộn pin bán ra thị trường

UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức họp báo khẩn, thông tin về vụ việc bắt quả tang cơ sở thu mua nông sản chế biến cà phê bằng cách trộn với bột đá, ngâm pin bán ra thị trường.

Kinh hoàng nhuộm cà phê 'bẩn' bằng pin tuồn ra thị trường

Kinh hoàng nhuộm cà phê 'bẩn' bằng pin tuồn ra thị trường

Chủ cơ sở khai mua cà phê thải loại, phế phẩm và cả vỏ cà phê về nhuộm đen, đóng gói bán ra thị trường.

Cục trưởng ATTP: Vinaca là sản phẩm bất hợp pháp, sao lại tôn vinh?

Cục trưởng ATTP: Vinaca là sản phẩm bất hợp pháp, sao lại tôn vinh?

Cục trưởng ATTP khẳng định Vinaca chưa được cơ quan nào cho phép lưu hành, 1 sản phẩm bất hợp pháp như thế tại sao lại tôn vinh?

Vinaca: Lôi kéo tham gia khởi nghiệp như đa cấp

Vinaca: Lôi kéo tham gia khởi nghiệp như đa cấp

Các chi nhánh cấp miễn phí sản phẩm Vinaca cho người bệnh, sau đó lôi kéo họ tham gia vào mạng lưới kiểu đa cấp.

An Sinh - Trùng Dương

Bình luận





Tin cùng danh mục
Phát triển Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Tư duy mới, lộ trình mới
Đồng Tâm Group khai trương trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới tại TP.HCM
Tìm một hướng đi trong quan hệ Việt - Úc
Tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam

Liên hệ quảng cáo: 0918 043 403 - toasoan@dnvnnews.com

Bản quyền của DOANH NHÂN VIỆT NAM