Nói tăng tuổi hưu để tránh vỡ quỹ là sai lệch
Theo lý giải của Ban soạn thảo đề án, việc tăng tuổi hưu là xu hướng chung của tất cả các nước có cơ cấu dân số già để phù hợp với các điều kiện kinh tế-xã hội, nhân khẩu, sức khỏe… chứ không phải chỉ là để tránh vỡ quỹ hưu trí.
“Thông điệp tăng tuổi hưu để tránh vỡ quỹ là hết sức sai lệch, gây hoang mang cho người lao động - những người đang và sẽ tham gia đóng góp cho hệ thống BHXH, trong đó có hệ thống hưu trí”, Ban soạn thảo đề án khẳng định.
Ban soạn thảo cho rằng, cần phải làm rõ thông điệp quỹ hưu sẽ đối mặt với sự mất cân đối khi các chính sách không còn phù hợp hiện có vẫn cứ tiếp tục được thực hiện. Các chính sách này còn gây ra bất bình đẳng giữa lao động thuộc các khu vực kinh tế (chính thức và phi chính thức) và giữa lao động nam và lao động nữ.
Ban soạn thảo cũng phân tích rõ 2 luồng quan điểm còn trái chiều về việc tăng tuổi hưu.
Đối với những ý kiến ủng hộ tăng tuổi hưu lập luận rằng tuổi thọ của dân số ngày càng tăng lên, năng lực làm việc của người lao động được cải thiện và họ có thể làm các công việc lâu hơn trước.
Ngoài ra, việc dân số già nhanh và lực lượng lao động có xu hướng bắt đầu giảm trong 2 thập kỷ tới, việc tăng dần tuổi hưu một cách phù hợp là để duy trì sự ổn định của thị trường lao động…
Luồng ý kiến này cũng cho rằng việc kéo dài tuổi hưu mang lại tác động tích cực cho cân bằng quỹ hưu trí trong dài hạn do có thể cân đối thời gian đóng với thời gian hưởng trong điều kiện mức đóng và mức hưởng được cân đối.
Ở chiều ngược lại, luồng ý kiến khác cho rằng kéo dài tuổi hưu sẽ khiến lao động trẻ mất cơ hội. Nhưng theo Ban soạn thảo đề án, tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất giúp việc tăng tuổi hưu không gặp sốc về việc làm. Vì khi có tăng trưởng thì không chỉ lao động trẻ có việc mà cả lao động cao tuổi cũng có cơ hội việc làm và vì thế mà không có sự thay thế.
Ngoài ra, việc nhận định tăng tuổi hưu theo hướng cào bằng sẽ khiến những người lao động có thu nhập thấp đối mặt với nhiều rủi ro hơn về sức khỏe và thu nhập. Do đó, việc cào bằng chính sách tăng tuổi về hưu cho mọi đối tượng sẽ tác động tiêu cực tới các đối tượng này.
Ban soạn thảo đề án khẳng định: “Việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đối với nước ta là tất yếu”. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này cần có tầm nhìn dài hạn và phải có lộ trình, tránh gây sốc và xáo trộn thị trường lao động.
Nên tăng từ năm 2025 theo từng nhóm
Phó chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội của QH Bùi Sỹ Lợi. Ảnh: Phạm Hải |
Phó chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội của QH Bùi Sỹ Lợi cho rằng, tuổi nghỉ hưu cần phải được xem xét để điều chỉnh. Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đã tăng lên 73,4 tuổi, nên nâng tuổi nghỉ hưu một số nhóm ngành nghề để đảm bảo mức an sinh khi về già, góp phần bảo toàn quỹ BHXH là cần thiết.
Ông Lợi cho rằng, việc nâng tuổi hưu lên 62 đối với nam và 60 tuổi đối với nữ, nhưng theo 2 phương án: Mỗi năm nâng 4 tháng và mỗi năm nâng lên 3 tháng, bắt đầu từ năm 2021 là rất tích cực nhưng thực hiện ngay từ 2021 thì chưa khả thi.
Vì hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, nếu đặt vấn đề nâng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021 sẽ tác động ngay, đặc biệt là những người lao động nặng nhọc, độc hại, lao động phổ thông.
Vì thế, trước mắt nên thực hiện theo bộ luật Lao động hiện hành, cho phép người lao động quản lý, người có trình độ chuyên môn kỹ thuật có thể kéo dài thời gian làm việc nhưng tối đa không quá 5 năm. Quy định này thực chất đã nâng tuổi nghỉ hưu cho nhóm này.
Còn với nhóm lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, và suy giảm sức khoẻ từ 61% trở lên… thì vẫn phải tạo điều kiện về hưu sớm.
Ông đề nghị kéo dài thêm lộ trình tăng tuổi hưu đến năm 2025 mới bắt đầu thực hiện và phải có lộ trình nâng theo từng nhóm.
Theo ông, người lao động của ta tuổi thọ cao nhưng thực chất tuổi sống khoẻ chỉ có 66 tuổi, vì vậy, cũng cần có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ lao động kéo dài. Việc tăng tuổi nghỉ hưu không nên để tình trạng “khi trẻ lấy sức khoẻ đi kiếm tiền, khi già lại phải mang tiền đi mua sức khoẻ”.
Tuy nhiên, ông vẫn khẳng định: “Nâng tuổi nghỉ hưu là việc cấp thiết, không nâng không được” và lưu ý quỹ lương hưu phải được công khai minh bạch, cho người dân thấy họ đóng bao nhiêu, tồn tích bao nhiêu và được hưởng bao nhiêu, được quản lý thế nào.
Tuy nhiên, người lao động không nên hiểu lương hưu không bằng gửi tiết kiệm, mà nên hiểu đó là của để dành, được Nhà nước bảo hộ, bảo tồn tăng trưởng và bảo vệ giá trị đồng tiền.
“Chúng ta nâng tuổi hưu để làm sao vừa đảm bảo an sinh xã hội, vừa đảm bảo cân bằng quỹ, nhưng cần có lộ trình để không bị hẫng hụt trong chính sách. Việc này không thể nóng vội”, ông Lợi nhận định.
Trái với ý kiến nêu tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tạo đất cho một số người "tham quyền, cố vị", nhiều ĐBQH trấn an “không nên lo chuyện đó”.
Chuyên gia cao cấp về an sinh xã hội của ILO phân tích, Việt Nam không còn cách chọn nào khác là phải tăng tuổi nghỉ hưu.
Đề án Cải cách BHXH trình hội nghị TƯ 7 với mong muốn phát triển lĩnh vực BHXH trở thành một động lực trong phát triển bền vững của đất nước.
Nếu tăng tuổi hưu lên 58 với nữ và 62 với nam thì vẫn còn khỏe mạnh hơn rất nhiều so với các ứng viên tổng thống của Mỹ.
Trước đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ công chức, viên chức từ 55 lên 60 tuổi với nữ và 60 lên 62 tuổi với nam, những người trẻ nói gì?
Tranh luận về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức từ 55 lên 60 tuổi đối với nữ, 60 lên 62 tuổi đối với nam.
Thu Hằng
Liên hệ quảng cáo: 0918 043 403 - toasoan@dnvnnews.com
Bản quyền của DOANH NHÂN VIỆT NAM