Đời sống - Pháp Luật

Ông Diệp Khắc Cường lên tiếng về cáo buộc tham gia lừa đảo tiền ảo 15.000 tỷ

- Doanh nhân Diệp Khắc Cường chính thức lên tiếng về thông tin liên quan đến đường dây lừa đảo tiền ảo 15.000 tỷ đồng đang gây xôn xao dư luận.

“Lừa đảo tiền ảo Ifan không liên quan đến tôi”

Liên quan đến đường dây lừa đảo huy động tiền ảo đa cấp 15.00 tỷ đồng như VietNamNet đã thông tin, sáng nay, ông Diệp Khắc Cường – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty CP Đầu tư và Phát triển Mạng Lưới Hữu Nghị (viết tắt là FNC, trụ sở tại Q.10) đã chính thức lên tiếng.

Được biết, trong ngày 8/4 hàng chục người kéo đến trụ sở công ty CP Modern Tech (đường Nguyễn Huệ, Q.1) giăng băng-rôn tố cáo một số cá nhân lừa đảo tiền của họ; trong đó có hình ảnh cá nhân của ông Diệp Khắc Cường. Ngoài ra, các nạn nhân còn đăng thông tin trên mạng xã hội, phát tán các clip tố cáo có tên, hình ảnh ông Cường.

lừa đảo,tiền ảo,lừa đảo tiền áo,lừa đảo chiếm đoạt tài sản,Sài Gòn
Doanh nhân Diệp Khắc Cường trong cuộc gặp gỡ báo chí sáng 10/4

“Nạn nhân giăng băng-rôn tố cáo công ty Modern Tech lừa đảo, hút máu người…là hoàn toàn đúng sự thật, nhưng không liên quan đến tôi” – doanh nhân Diệp Khắc Cường lên tiếng trong cuộc gặp báo chí sáng 10/4.

Ông Cường nói rõ, công ty PNC của ông hoạt động 9 năm nay trong lĩnh vực giải trí, làm đẹp, công nghệ kỹ thuật số. Do trước đây từng là ca sĩ, nay chuyển sang đầu tư mảng công nghệ...nên thời gian vừa qua, ông kết hợp với 1 số nghệ sĩ nổi tiếng, phát triển ứng dụng (app) bán nội dung giải trí. Giai đoạn cuối tháng 9/201, ông Vũ Hữu Lợi (quê Tuyên Quang) dẫn đầu 1 nhóm người đến công ty ông Cường đề nghị hợp tác kinh doanh.

Ông Cường cho hay, từng biết ông Lợi hoạt động trong ngành đa cấp và lần này gặp ông Lợi với vai trò mới, đại diện cho công ty Ifan đến từ Singapore. Cụ thể, ông Lợi đề nghị phía công ty ông Cường tiếp tục phát triển, hoàn thiện app để bán nội dung số của các nghệ sĩ nổi tiếng, tiên phong là ca sĩ Đàn Vĩnh Hưng cho cộng đồng. Công ty Ifan của Lợi sẽ đầu tư vốn cho ông Cường để phát triển và thông qua app đó để tiêu thụ đồng tiền số Ifan.

lừa đảo,tiền ảo,lừa đảo tiền áo,lừa đảo chiếm đoạt tài sản,Sài Gòn
Những hình ảnh băng-rôn tố cáo của các nạn nhân vụ lừa đảo tiền ảo đa cấp có tên, hình ảnh của ông Diệp Khắc Cường

Ông Cường cho rằng, thấy lời đề nghị hấp dẫn nên ông đồng ý nhưng 2 bên chưa hề ký kết hợp đồng hay văn bản thỏa thuận hợp tác nào. Giai đoạn đầu (tháng 10/2017) Lợi cùng ê- kíp của công ty Ifan đã tổ chức 2 buổi diễn thuyết tại Hà Nội và TP.Vũng Tàu. Tại 2 nơi này, ông Cường xuất hiện để nói về ứng dụng dành cho giới nghệ sĩ mà công ty ông đang phát triển.

Doanh nhân Diệp Khắc Cường cũng xác nhận, sau khi ông nói chuyện trước đám đông xong, người của Ifan lên nói chuyện tiếp theo về huy động vốn từ cộng đồng.

“Từ đó cho đến nay, ông Lợi cũng như công ty Ifan chưa đầu tư 1 đồng nào vào dự án của tôi”, ông Cường khẳng định.

Chủ động tố cáo sự việc tới công an

Sau 2 lần diễn thuyết, ông Cường sang Mỹ để tổ chức khai trương công ty của ông tại đây. Chỉ 2 ngày sau, có nhiều người gọi điện thông báo cho ông biết, công ty Ifan đang sử dụng hình ảnh, tên tuổi cá nhân của ông và dự án của công ty để huy động vốn từ rất nhiều người thông qua việc bán các đồng tiền ảo Ifan dạng đa cấp.

Cũng ngay sau đó, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng gọi điện truy hỏi ông, nói rõ mình không liên quan và rút ra khỏi dự án, đề nghị ông có hướng giải quyết.

Theo ông Cường, chính vì những dấu hiệu bất thường của công ty Ifan, ngay ngày 8/10/2017 khi đang ngồi tại khách sạn ở Mỹ, ông tự quay 1 đoạn video để khẳng định sự không liên quan của mình đến việc huy động tiền ảo đa cấp của Ifan nhằm cảnh báo cộng đồng, rồi đăng trên youtube cá nhân, nhờ nhiều người phát tán. Ông Cường trở về Việt Nam, ngay lập tức liên lạc với ông Lợi để truy hỏi nhưng người này không nghe máy, nhắn tin không trả lời.

Ông Cường cho biết thêm, từng 2 lần mời nhiều bạn bè, nhà đầu tư từng mua tiền ảo Ifan đến công ty để thông báo, phát trực tiếp trên mạng xã hội, tái khẳng định vai trò của mình trong sự vụ tiền ảo Ifan. 

lừa đảo,tiền ảo,lừa đảo tiền áo,lừa đảo chiếm đoạt tài sản,Sài Gòn
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng từng lên tiếng nhiều tháng trước về vụ tiền ảo Ifan

Ông Cường thông tin thêm, “luật sư của tôi cũng như của công ty đã vừa nộp đơn tố cáo ông Vũ Hữu Lợi và nhóm Ifan đến Cục CSĐT tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) – Bộ Công an, phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) – Công an TP.HCM. Ngày hôm nay (10/4) chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đơn tố cáo đến 1 số đơn vị của Công an TP.HCM, Công an Q.1. Tôi cũng đang bàn bạc với các luật sư để hỗ trợ pháp lý cho các nạn nhân bị lừa đảo trong vụ tiền ảo Ifan này. Tôi đang rất mong muốn cơ quan chức năng sớm vào cuộc để điều tra, làm sáng tỏ mọi việc”.

Ông Cường tái khẳng định, việc xảy ra là vu khống, bôi nhọ, xúc phạm cá nhân ông của như doanh nghiệp của ông.

“Hiện tôi đang rất lo lắng về số phận của doanh nghiệp mình trong vài ngày tới. Các đối tác, bạn bè nhìn tôi như thế nào? Khi mà thông tin trên mạng lan truyền cái tên Diệp Khắc Cường lừa đảo”, ông  Cường bức xúc.

Được biết, từ nhiều tháng trước, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng đã chính thức lên tiếng thông qua trang cá nhân của mình. Nam ca sĩ khẳng định “tôi không phải là người đại diện hình ảnh cho bất kỳ dự án nào hay cuộc chơi về tiền ảo nào!”.

Như VietNamNet đã thông tin, mấy ngày gần đây tại TP.HCM nổ ra vụ vỡ đường dây lừa đảo tiền ảo đa cấp với 32 ngàn nạn nhân khắp Việt Nam, số tiền bị chiếm đoạt lên đến 15 ngàn tỷ đồng. Các nạn nhân bị chiêu dụ bỏ tiền mua tiền ảo Ifan để hưởng lãi suất 48%/tháng, ngoài ra lôi kéo người khác tham gia theo mô hình đa cấp để hưởng hoa hồng 1 – 8%.

Thông tin bất ngờ về công ty bị tố lừa đảo tiền ảo đa cấp 15.000 tỷ đồng

Thông tin bất ngờ về công ty bị tố lừa đảo tiền ảo đa cấp 15.000 tỷ đồng

Nhiều thông tin cho thấy, công ty CP Modern Tech có dấu hiệu thuê văn phòng ảo và khi bị tố cáo đã "mất tích'; trong khi đơn vị cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Thực hư 'vỡ' đường dây đầu tư tiền ảo đa cấp 15.000 tỷ đồng

Thực hư 'vỡ' đường dây đầu tư tiền ảo đa cấp 15.000 tỷ đồng

Hàng loạt người kéo đến phố đi bộ Nguyễn Huệ, bao vây trụ sở 1 công ty, giăng băng rôn để tố cáo họ bị lừa tiền ảo với tổng số tiền lên đến 15 ngàn tỷ đồng.

Hám tiền ảo, hàng trăm người mất tiền thật

Hám tiền ảo, hàng trăm người mất tiền thật

Bằng “bánh vẽ” trả thưởng lên tới hàng chục ngàn USD khi lôi kéo được nhiều người tham gia đặt mua sản phẩm, đặt phòng du lịch, Liêu và Rảnh đã khiến hàng trăm người sập bẫy, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.

Giao dịch tiền ảo bị đâm chết tại khách sạn

Giao dịch tiền ảo bị đâm chết tại khách sạn

Hẹn anh Đạt tới khách sạn để mua bán tiền ảo trong game, Nghĩa dùng dao nhọn đâm liên tiếp vào người anh này. Gây án xong, Nghĩa lấy 100 triệu của nạn nhân rồi bỏ trốn.

Cựu cán bộ công an khoe quan hệ 'vip', lừa đảo tiền tỷ

Cựu cán bộ công an khoe quan hệ 'vip', lừa đảo tiền tỷ

Để có tiền, cựu cán bộ công an này khoe quan hệ "vip" để lừa đảo tiền tỷ của nhiều nạn nhân.

Linh An - Văn Châu

Bình luận





Tin cùng danh mục
Bất ngờ trước cơ hội du ngoạn Đan Mạch được thiết kế riêng cực độc đáo không thể bỏ lỡ trong dịp Tết này
Trung Tâm mới The Global City, điểm hẹn cho cả nhà thỏa thích vui chơi
Ocean City tái định nghĩa tiêu chuẩn an cư hạnh phúc
Thương hiệu thời trang YODY cùng những dự án vì cộng đồng

Liên hệ quảng cáo: 0918 043 403 - toasoan@dnvnnews.com

Bản quyền của DOANH NHÂN VIỆT NAM