Chính Trị - Xã Hội

Nhìn lại 12 giờ sóng gió khi Mỹ - Trung liên tiếp leo thang chiến tranh thương mại

Bắt nguồn từ việc Trung Quốc tuyên bố đánh thuế trả đũa với lượng hàng hóa 75 tỷ USD của Mỹ, cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới chính thức leo thang sang một cấp độ mới.

Tối 23/8 theo giờ Hà Nội, Trung Quốc tuyên bố đánh thuế đáp trả Mỹ. Theo đó, Bắc Kinh sẽ áp dụng mức thuế bổ sung 5 hoặc 10% với hàng hóa nhập khẩu Mỹ bắt đầu từ ngày 1/9. Trung Quốc cũng công bố kế hoạch nối lại thuế quan đối với ô tô nhập khẩu và phụ tùng xe hơi của Mỹ. Theo đó, mức thuế sẽ là 25% với xe hơi nguyên chiếc và 5% với phụ tùng.

Có hiệu lực từ ngày 15/12, thuế mới của Trung Quốc sẽ nhằm vào 5.078 sản phẩm xuất khẩu của Mỹ, bao gồm cả đậu nành, cà phê, rượu whisky, hải sản và dầu thô. Quyết định này dường như không quá bất ngờ bởi Trung Quốc tuyên bố họ sẽ có biện pháp đối phó sau khi Mỹ tuyên bố áp thuế 10% với lượng hàng hóa nhập khẩu 300 tỷ USD từ nước này. 

Đàm phán thương mại không thu được kết quả là lý do khiến Tổng thống Trump tuyên bố đánh thuế 10% với 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc từ ngày 1/9. Tuy nhiên, trước những lo ngại thuế quan sẽ ảnh hưởng đến mùa mua sắm cuối năm của Mỹ, ông Trump đã quyết định hoãn thuế với một nửa số hàng hóa tới ngày 15/12. 

Ngay sau tuyên bố của Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đáp trả mạnh mẽ bằng loạt thông điệp trên mạng xã hội Twitter. Theo đó, ông Trump quyết định nâng thuế từ 25% lên 30% với 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc. 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu còn lại cũng bị nâng thuế từ 10% lên 15%. 

Trước đó, ông Trump cảnh báo các công ty Mỹ nên chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc bởi Bắc Kinh các biện pháp đánh thuế ăn miếng trả miếng. "Chúng ta không cần Trung Quốc và thẳng thắn mà nói, sẽ tốt hơn nếu không có họ. Tôi ra lệnh cho các công ty Mỹ ngay lập tức tìm một nơi thay thế cho Trung Quốc", Tổng thống Trump viết trên Twitter. 

Tuy nhiên, hiện thực hóa lời kêu gọi của Tổng thống không phải việc dễ. Trong nhiều năm, các nhà bán lẻ đã cố gắng đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình nhưng tìm nguồn thay thế là một quá trình tốn kém và lâu dài, có thể mất nhiều năm. "Thật không thực tế khi yêu cầu các nhà bán lẻ rời khỏi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới", Liên đoàn bán lẻ Quốc gia Mỹ cho biết trong một tuyên bố. 

Liên đoàn Nông nghiệp Mỹ thì nhận thấy những rắc rối hơn cho nông dân. "Chúng tôi thấy rằng việc tiếp tục trả đũa lẫn nhau chỉ làm tăng thêm khó khăn cho các nông dân và nông trang", tuyên bố nói. 

Những thông tin bất lợi về thuế quan đã ngay lập tức khiến thị trường chứng khoán Mỹ phỉa trả giá. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 623,34 điểm, tương đương 2,4% xuống 25.628,90 điểm. S&P 500 mất 2,6%, đóng cửa còn 2.847.11 điểm. Nasdaq Composite sụt 3% còn 7,751,77 điểm. Đà giảm trong phiên này đã khiến các chỉ số lớn rớt 4% trong tháng 8. 

theo CNN

 

Bình luận





Tin cùng danh mục
Độc lạ những căn nhà Việt có hàng rào được ốp bằng iPhone và tivi
Cựu Tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing qua đời
Trump: “Tôi sẽ không thay đổi quan điểm về kết quả bầu cử trong 6 tháng nữa”
Thêm 2 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tại Quảng Ngãi, Đà Nẵng

Liên hệ quảng cáo: 0918 043 403 - toasoan@dnvnnews.com

Bản quyền của DOANH NHÂN VIỆT NAM