Kinh Doanh

Nghịch lý Trần Bắc Hà: Uy quyền đốt tỷ USD, sa cơ mang về ngàn tỷ

Ông Trần Bắc Hà - cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV - không còn có ảnh hưởng tới thị trường như các năm trước đây. Ông trùm ngân hàng một thời giờ chỉ còn là cái bóng, không làm các nhà đầu tư hoảng loạn đua nhau bán tháo cổ phiếu.

 (TTCK) Việt Nam chứng kiến một cú đảo chiều ngoạn mục với chỉ số VN-Index bứt phá đi lên vượt ngưỡng 950 điểm một cách nhanh chóng trong bối cảnh giới đầu tư hào hứng đón nhận thông tin tổng thống Mỹ Donald Trump đã có quyết định “đình chiến” với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại kéo dài nhiều tháng qua.

Chứng khoán từ Á cho tới Âu và cả chứng khoán tương lai của Mỹ đều tăng điểm. Chỉ số Dow Jones futures thậm chí tăng hơn 400 điểm.

Trái ngược với sự hoảng loạn và bán tháo cổ phiều khiến TTCK bốc hơi nhiều tỷ USD hồi đầu tháng 8 năm 2017 và hồi đầu năm 2013, thông tin ông Trần Bắc Hà, nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV bị bắt và khởi tố hôm 29/11 đã không hề ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường.

Cổ phiếu BID của Ngân hàng BIDV trong phiên giao dịch 3/12 thậm chí còn tăng kịch trần (+6,8%) lên 33.550 đồng/cp với giao dịch lớn và dư mua ở mức giá trần cũng rất lớn.

Trước đó, trong phiên giao dịch hôm 30/11, cổ phiếu BID cũng đã có một phiên tăng điểm, không hề chịu ảnh hưởng từ thông tin ông Trần Bắc Hà bị bắt.

Tính chung trong 2 phiên, cổ phiếu BIDV đã tăng mạnh. Vốn hóa của ngân hàng này tăng thêm gần 7,3 ngàn tỷ đồng. 

Nghịch lý Trần Bắc Hà: Uy quyền đốt tỷ USD, sa cơ mang về ngàn tỷ
Tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt từng khiến thị trường chứng khoán chao đảo.

Trước đó, ở vào thời kỳ mà ông Trần Bắc Hà đầy uy quyền, được coi là ông trùm ngành ngân hàng và có những ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống tài chính của Việt Nam, những tin đồng đại gia này bị bắt khiến thị trường chao đảo.

Ngày 9/8/2017, cổ phiếu BID giảm sàn, TTCK Việt Nam rúng động và bốc hơi 1,8 tỷ USD sau khi tin đồn cựu chủ tịch BIDV ông Trần Bắc Hà bị bắt. Hồi đầu 2013, giới đầu tư cũng truyền tai nhau tin đồng ông Trần Bắc Hà bị bắt. TTCK trong cùng ngày đã giảm chung khoảng 4%, bốc hơi khoảng 1,6 tỷ USD.

Cổ phiếu BIDV tăng trần trong bối cảnh giới đầu tư tin tưởng TTCK Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung sẽ tích cực trở lại sau chuỗi ngày giảm giá vì bóng ma cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

BIDV tăng mạnh còn ở trong bối cảnh ngân hàng này đã ổn định về mặt nhân sự cao cấp. Sau 2 năm không có chủ tịch, ông Phan Đức Tú đã được bổ nhiệm giữ chức vụ này trong tháng 11. Ông Tú cũng vừa nhận thêm nhiệm vụ mới: tham gia Ban chỉ đạo tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu của NHNN.

Còn ông Phan Đức Tú mới chính thức làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV được hai tuần, từ ngày 15/11/2018 sau hơn 2 năm ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu theo chế độ từ tháng 9/2016.

Ban chỉ đạo quốc gia về tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của hệ thống tín dụng được thành lập vào tháng 6/2017, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ là Phó Trưởng Ban thường trực, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng là Phó Trưởng Ban. 

 
Nghịch lý Trần Bắc Hà: Uy quyền đốt tỷ USD, sa cơ mang về ngàn tỷ
Ông Trần Bắc Hà.

Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, ngoài BID, các cổ phiếu khác cũng có mức tăng rất mạnh: HDBank tăng 6,7% lên 32.000 đồng/cp, VPBank tăng 6% lên 22.500 đồng/c,...

Trên thị trường chứng khoán, thanh khoản cải thiện khá nhiều. Sức cầu tập trung vào các cổ phiếu lớn. Nhóm các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng phiên thứ 7 liên tiếp. Ngoài nhóm ngân hàng tăng mạnh, nhóm cổ phiếu dầu khi cũng bứt phá mạnh

Ông Trần Đình Long vừa rớt khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes nhưng cổ phiếu đang tăng trở lại. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo vẫn là tỷ phú USD duy nhất tại Đông Nam Á với 2,6 tỷ USD. Ông Phạm Nhật Vượng là người Việt giàu nhất với 6,7 tỷ USD.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn tích cực hơn trong các dự báo.

Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng, VN-Index có thể hồi phục trở về vùng điểm kỳ vọng 975-1.000 điểm vào cuối năm 2018.

Theo BSC, những thỏa thuận ban đầu giữa Mỹ - Trung tạm thời chặn đà leo thang của cuộc chiến thương mại và sẽ ảnh hưởng tích cực lên thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Theo BSC, kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định, KQKD 9 tháng các công ty niêm yết trên hai sàn tăng trưởng 27,6% so cùng kỳ tạo nền cho sự ổn định của thị trường đến hết năm. Chỉ số P/E VN-Index ở mức 16,2 lần, tương đương một số khu vực và cũng là vùng thấp trong khoảng 1 năm gần đây.

Quan hệ Mỹ - Trung đã bớt căng thẳng nhưng triển vọng về dài hạn vẫn chưa thể xác định. Trong cuộc gặp quan trọng tại Argentina, Trung Quốc đã đồng ý mua một lượng đáng kể nhưng chưa xác định nông sản, sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm khác của Mỹ để giảm cán cân thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, tất cả vẫn còn khá mơ hồ.

Nhiều chuyên gia tiếp tục khuyến nghị các NĐT nên thận trọng với các thị trường chứng khoán trong ngắn hạn.

Theo đó, những vấn đề lớn, mang tính chiến lược, khó có thể được giải quyết một cách dễ dàng trong khoảng thời gian 90 ngày. Và tất nhiên, nếu Mỹ và Trung Quốc không tìm được thỏa thuận phù hợp, chắc chắn chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục với mức độ khốc liệt hơn.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/12, Vn-Index tăng 25,05 điểm lên 951,59 điểm; HNX-Index tăng 2,81 điểm lên 107,64 điểm. Upcom-Index tăng 007 điểm lên 53,06 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 260 triệu đơn vị, trị giá 5,8 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Bình luận





Tin cùng danh mục
Nhận diện người đồng hành hiệu quả của start-up
Five Star Group tìm kiếm biểu tượng công trình mới cho TP. Vũng Tàu
Biệt thự Thảo Viên Villas: Món hời sinh lời khủng
Lấp đầy đơn hàng tỷ đô, xuất khẩu vào đà tăng tốc

Liên hệ quảng cáo: 0918 043 403 - toasoan@dnvnnews.com

Bản quyền của DOANH NHÂN VIỆT NAM