Tin Thế Giới

Hành trình sa ngã của quan chức TQ nổi tiếng 'thanh liêm'

Những ngày gần đây, báo chí Trung Quốc lại ồn ào với cái tên Trần Tuyết Phong, người từng được xem là quan chức trí thức nổi tiếng thanh liêm, nhưng cuối cùng lại sa ngã.

Ngày 31/5/2017, Tòa án thành phố Kinh Châu, Hồ Bắc kết thúc phiên tòa kéo dài 5 ngày xét xử bị cáo Trần Tuyết Phong, Giáo sư, Tiến sĩ, Kỹ sư kinh tế cao cấp, Anh hùng lao động, Phó tỉnh trưởng Hà Nam, Bí thư thành ủy Lạc Dương, đại biểu Quốc hội, phạm các tội tham ô, nhận hối lộ, làm dụng chức quyền.

Phong bị cáo buộc nhận hối lộ 125 triệu NDT, tham ô 5,47 triệu NDT, gây thiệt hại của công 224 triệu NDT. Tòa án tuyên phạt Phong án tù chung thân, tước quyền chính trị suốt đời, tịch thu toàn bộ tài sản. 

quan tham,Trung Quốc,sa ngã,ngã ngựa,quan trí thức
Con đường sa ngã của một quan chức trí thức nổi tiếng “thanh liêm”

Trần Tuyết Phong sinh năm 1958, tốt nghiệp Học viện Khoáng sản Trung Quốc, có bằng tiến sĩ quản lý, giáo sư, kỹ sư cao cấp. Phong từng là Bí thư, Chủ tịch Tập đoàn công ty công nghiệp Than Hà Nam, sau chuyển qua làm Phó tỉnh trưởng Hà Nam (2011), Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Bí thư thành ủy Lạc Dương (7/2013). Ngày 16/1/2016, UBKTKLTW đã thông báo điều tra Trần Tuyết Phong vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

Kết quả điều tra cho thấy Phong có hoạt động bè phái, gây dựng thế lực tư nhân, nhúng tay vào việc sắp xếp nhân sự của đơn vị cũ trái quy định, dùng quyền và tiền đổi sắc, lợi dụng chức vụ giúp người khác kiếm lợi rồi nhận hối lộ... Ngày 2/6/2016, Phong bị khai trừ đảng, công chức và bị chuyển qua tư pháp, đến 27/4/2017 bị đưa ra xét xử.

Trần Tuyết Phong không chỉ là chính khách mà còn là nhà khoa học nổi tiếng, anh hùng lao động toàn quốc, đại biểu quốc hội khóa 11. Năm 2001, Phong được bình chọn là chuyên gia có cống hiến đặc biệt, được hưởng phụ cấp đặc biệt của Quốc vụ viện.

Theo CCTV, Phong xuất thân bần hàn, nhà nghèo đến mức mẹ ông ta qua đời suốt mấy ngày vẫn phải quàn trong nhà tới khi được người hảo tâm bỏ tiền giúp mới mai táng được. Chính vì thế, Phong rất cầu tiến, làm việc miệt mài bất kể ngày đêm, không ngại gian khổ. Chỉ sau mấy năm ngồi vào ghế Bí thư, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Điện – than Vĩnh Thành, Phong đã đưa một xí nghiệp đang thua lỗ đứng vào Top 500 thế giới.

Trước khi ngã ngựa, tại một hội nghị chuyên đề xây dựng liêm chính của ban thường vụ thành ủy Lạc Dương, Phong còn nhấn mạnh phải lấy tuân thủ kỷ luật chính trị và quy tắc chính trị là điểm xuất phát, coi tuân thủ kỷ luật tổ chức là điểm dốc sức, tự răn mình là điểm cơ bản, thực sự trở thành người lãnh đạo, thúc đẩy và giữ nghiêm quy tắc kỷ luật....

quan tham,Trung Quốc,sa ngã,ngã ngựa,quan trí thức
 

Tuy nhiên, thực tế Phong đã không tuân thủ “giới hạn liêm khiết”. Phong vi phạm nghiêm trọng kỷ luật liêm khiết. Để thăng tiến, ông ta vung tiền mua phiếu tiến cử và sửa chữa năm sinh. Để cạnh tranh chức Phó tỉnh trưởng, Phong chi mấy chục triệu NDT để quảng cáo, dựng hàng loạt biển quảng cáo khổ lớn ven đường cao tốc, cạnh sân bay Trịnh Châu, quảng cáo liên tục trên tivi và báo in về Tập đoàn Than Hà Nam do Phong đứng đầu. Những khoản chi này đều dùng tiền do các ông chủ tư nhân đưa hối lộ.

Tuy Phong đã giữ chức ở nhiều nơi, nhưng phần lớn hành vi nhận hối lộ đều xảy ra khi giữ chức lãnh đạo Tập đoàn Điện – than Vĩnh Thành và Tập đoàn than Hà Nam. Trong thời gian nắm giữ Tập đoàn than Hà Nam, để phát triển mở rộng nhanh, Phong đã bỏ tiền mua một mỏ của Chu Bân, con trai Chu Vĩnh Khang ở Tân Cương. Nhân đám cưới con gái, Phong đã vơ vét được 5 triệu NDT, trong đó riêng ông chủ Mạnh Trí Vình đã đưa 2 triệu NDT.

Trước tòa, Phong khai mình buông thả dục vọng, không sợ ngồi tù, mặc sức vơ vét là để trả nợ. Theo lời khai của Phong, vào năm 2007, một công ty ở Thượng Hải muốn trở thành cổ đông của Tập đoàn Vĩnh Thành nên ông chủ công ty đã dành cho Phong 20% cổ phần của họ và đề nghị Phong góp 80 triệu NDT để gia nhập. Đến năm 2010, Trần Tuyết Phong sắp thăng nhậm chức Phó tỉnh trưởng Hà Nam, sợ chuyện tham gia cổ phần này bị lộ ảnh ưởng chuyện thăng tiến nên Phong đã tìm vay tiền để trả, rồi lại nhận hối lộ để thanh toán khoản nợ.

Ngô Tuyết

Bình luận





Tin cùng danh mục
Philippines học hỏi "Phuket sandbox" để đón khách quốc tế
"Bom nợ" Evergrande - hồi kết của mô hình "xây dựng, xây dựng, xây dựng" của Trung Quốc?
3 lý do khiến "quả bom nợ" Evergrande sẽ không thể trở thành "khoảnh khắc Lehman" của Trung Quốc
Chần chừ tiêm vắc xin Covid-19, người Mỹ đánh cược với tử thần

Liên hệ quảng cáo: 0918 043 403 - toasoan@dnvnnews.com

Bản quyền của DOANH NHÂN VIỆT NAM