Đời sống - Pháp Luật

Đã đến lúc con người “trả” lại đất cho cây xanh

Tuổi thơ ai chẳng có những kỉ niệm vui đùa dưới những tán lá xanh cùng đám bạn, hay đứng đợi “crush" hàng tiếng đồng hồ ở gốc cây trong sân trường. Nhưng đó chỉ là trải nghiệm mà thế hệ trước may mắn có được, còn giờ đây, khi những “mảng xanh" mất dần, chúng ta chẳng còn những câu chuyện để kể cùng cây xanh nữa.

Trống cây, trống trải nghiệm

Cây xanh từ lâu đã vô cùng gần gũi, len lỏi vào cuộc sống hằng ngày và trở thành một phần trong ký ức tươi đẹp của mỗi chúng ta. Chúng ta đã từng có một chiếc sân chơi rợp bóng cây xanh, vui đùa bên đám bạn. Nhớ mãi tuổi thơ đầy háo hức, chơi trốn tìm ở khu đất rộng trước nhà. Ở đó cây xanh rợp bóng mát nào bàng, nào phượng, nào me. 

Chúng ta tìm cho mình những bóng cây xanh mát - những sân chơi tự nhiên nhất để thoả thích vui đùa, trải nghiệm tuổi thơ rực rỡ.

Thế nhưng giờ đây, khi cuộc sống càng phát triển, chúng ta nhận ra xung quanh mình thiếu đi những bóng cây. Thiếu hụt mảng xanh, chốn vui đùa bỗng lọt thỏm buồn bã giữa phố thị chật kín xe và người. Chỉ vài chục năm mà cây xanh đã dần biến mất, chừa lại độc mỗi màu xám xịt của bê-tông, sắt thép và bụi bẩn. Những khoảnh khắc nô đùa vô tư bỗng trở nên ngột ngạt vì bị "xâm chiếm" bởi nắng nóng gay gắt và không khí ô nhiễm.

 - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ - nguồn: kenh14

Trống cây, sự sống mất dần

"Hành tinh này là độc nhất so với mọi thứ khác mà chúng ta biết trong vũ trụ do một thứ không thể giải thích được gọi là sự sống, và nếu như không còn cây cối, gần như tất cả mọi thứ trên hành tinh sẽ bị phá hỏng". Công dụng của cây xanh bao gồm từ lưu giữ carbon và bảo tồn đất cho đến điều tiết chu trình nước. Chúng hỗ trợ các hệ thống thực phẩm của thiên nhiên và của con người, và tạo chỗ ở cho vô số loài - bao gồm cả chúng ta, thông qua các vật liệu xây dựng. 

Ấy thế mà, chúng ta thường đối xử với cây cối như món đồ xài xong rồi bỏ: đốn chặt, phá bỏ vì lợi ích kinh tế hoặc vì chúng gây bất tiện, cản trở sự phát triển của con người. Đô thị hóa quá nhanh đem những tòa nhà, công trình cao tầng thế chỗ những rừng cây. 

“Mảng xanh" mất đi, “mảng xám" lên ngôi khiến không khí ngày càng ô nhiễm, sức khoẻ và cuộc sống của con người đang bị đe doạ mỗi ngày. 

Hành trình tìm lại màu xanh 

Ai đó từng nói rằng: "Nhiều người xem rừng cây như là tiền bạc, tuy nhiên, chúng ta chưa bao giờ nghĩ ra một con số tiền bạc cho tầm quan trọng của rừng về mặt tinh thần”. Với tất cả những điều trên, con người phải chăng đang rất khổ sở để tồn tại trong một thế giới không có cây cối.

 - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ - nguồn: Internet

Tìm lại màu xanh cho đô thị đang ngày một "nhuộm xám", hay chính là tìm lại những trải nghiệm, kỷ niệm dưới hàng cây xanh. Đã đến lúc chúng ta nên trồng cây, trồng trải nghiệm, để đô thị không chỉ là nơi "để sống" mà còn là nơi mang đến một cuộc sống tốt hơn nhờ không khí trong lành với cây xanh thắm. 

Với ước mơ phủ xanh Việt Nam, chiến dịch WeDo Trồng cây ra đời với sự đồng hành của OMO Matic sẽ mang 30.000 cây xanh đến cho thành phố, tạo nên những sân chơi xanh cho con trẻ cũng như tạo nên bầu không khí trong lành giúp bảo vệ môi trường với thật nhiều cây xanh được ươm mầm phát triển.

Nhận thấy những sân chơi xanh đang dần mất đi, những lấm bẩn vô tư của gia đình thiếu đi hứng khởi vì ô nhiễm không khí và nắng nóng ngột ngạt, OMO Matic đã quyết định thực hiện chiến dịch trồng cây mang trải nghiệm trở lại. OMO Matic đồng hành với các đối tác như Hội đồng Đội Trung Ương và tổ chức phi chính phủ Xanh Hà Nội mang đến chương trình Phủ Xanh Việt Nam trồng mới 30,000 cây xanh và trao tặng 10 sân chơi cho 10 tỉnh thành Việt Nam và trái tim xanh ngay tại trung tâm thành phố Hà Nội

theo Trí thức trẻ

 

Bình luận





Tin cùng danh mục
Bất ngờ trước cơ hội du ngoạn Đan Mạch được thiết kế riêng cực độc đáo không thể bỏ lỡ trong dịp Tết này
Trung Tâm mới The Global City, điểm hẹn cho cả nhà thỏa thích vui chơi
Ocean City tái định nghĩa tiêu chuẩn an cư hạnh phúc
Thương hiệu thời trang YODY cùng những dự án vì cộng đồng

Liên hệ quảng cáo: 0918 043 403 - toasoan@dnvnnews.com

Bản quyền của DOANH NHÂN VIỆT NAM