Kinh Doanh

Covid-19 trở lại, “kiếm lãi” từ gửi tiết kiệm nCovid-19 trở lại, “kiếm lãi” từ gửi tiết kiệm ngân hàng ngày càng khógân hàng ngày càng khó

Dân trí- Trong khi hệ thống ngân hàng đang “dư thừa” tiền thì việc hoạt động kinh doanh khó khăn có thể sẽ khiến tăng trưởng tín dụng thấp hơn trong thời gian tới, lãi suất theo đó có xu hướng giảm.
Covid-19 trở lại, “kiếm lãi” từ gửi tiết kiệm ngân hàng ngày càng khó - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nguồn tiền ứ đọng trong ngân hàng ngày càng nhiều (ảnh mang tính minh hoạ)

Bản tin trái phiếu vừa được Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) công bố cho hay, trong tuần vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã không thực hiện hoạt động bơm/hút ròng trên thị trường mở.

Cơ quan này đã gần như không can thiệp vào thị trường mở 8 tuần liên tiếp khi thanh khoản hệ thống liên ngân hàng dồi dào và lãi suất liên ngân hàng liên tục tạo đáy mới.

Theo BVSC, thanh khoản được dự báo tiếp tục dồi dào, qua đó nhiều khả năng NHNN sẽ không thực hiện bơm/hút ròng với khối lượng đáng kể nào trong thời gian tới.

Trong khi đó, trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất tuần tăng nhẹ ở các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần, lần lượt tăng 0,05%; 0,17% và 0,02%, đưa lãi suất các kỳ hạn này tăng lên mức 0,2%/năm; 0,37% và 0,45%/năm.

Covid-19 trở lại, “kiếm lãi” từ gửi tiết kiệm ngân hàng ngày càng khó - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

BVSC đánh giá, việc các ca lây nhiễm Covid-19 xuất hiện trở lại trong cộng đồng gần đây có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng kinh doanh, khiến nhu cầu vốn trong thời gian tới giảm.

Bên cạnh đó, dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 22 về việc giảm tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ mức 40% về 37% đang được lấy ý kiến với thời hạn được lùi lại 6 tháng hoặc 1 năm. Trên cơ sở đó, thanh khoản hệ thống được dự báo sẽ vẫn ở trạng thái tích cực trong ngắn hạn.

Trên thị trường 1 (khu vực dân cư và tổ chức kinh tế), lãi suất huy động trong tháng 7 của các nhóm ngân hàng đều giảm đối với cả kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng.

Đối với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất trung bình của nhóm ngân hàng quốc doanh giảm mạnh nhất (0,5%) từ 4,9% xuống 4,4%; nhóm ngân hàng lớn (vốn trên 5.000 tỷ đồng) cũng giảm 0,14% lãi suất huy động 6 tháng.

Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất của nhóm ngân hàng quốc doanh với mức giảm 0,5% từ 6,12% xuống 5,62%. Nhóm ngân hàng lớn có vốn trên 5.000 tỷ thì giảm 0,12%.

Lãi suất huy động của các ngân hàng, đặc biệt là nhóm ngân hàng có vốn quốc doanh giảm mạnh trong tháng 7 trong bối cảnh thanh khoản hệ thống ngân hàng đang dồi dào. Lãi suất liên ngân hàng liên tục tạo đáy mới trong tháng 7 khi giảm mạnh về mức quanh 0,12-0,5% với các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần.

Covid-19 trở lại, “kiếm lãi” từ gửi tiết kiệm ngân hàng ngày càng khó - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Theo đánh giá của chuyên gia BVSC, nguyên nhân có thể đến từ tăng trưởng huy động vẫn ổn định trong khi tăng trưởng tín dụng tăng trưởng thấp. Tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 3,26%, chỉ bằng khoảng một nửa so với cùng kỳ năm 2019 và là mức tăng thấp nhất trong 7 năm qua.

Chẳng hạn, tại Vietcombank, tăng trưởng tiền gửi của khách hàng trong quý 2 đã tăng khoảng 5,05% so với quý trước nhưng tăng trưởng hoạt động cho vay khách hàng chỉ khoảng 2,15%.

Việc chưa thể hấp thu được lượng vốn huy động này khiến nhóm ngân hàng này buộc phải điều chỉnh để cân đối chi phí.

Chưa kể, làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 xuất hiện có thể tiếp tục khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chuyên gia BVSC lo ngại, điều này có thể tiếp tục khiến tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức thấp và lãi suất huy động có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm trong thời gian tới.

Mai Chi

Bình luận





Tin cùng danh mục
Nhận diện người đồng hành hiệu quả của start-up
Five Star Group tìm kiếm biểu tượng công trình mới cho TP. Vũng Tàu
Biệt thự Thảo Viên Villas: Món hời sinh lời khủng
Lấp đầy đơn hàng tỷ đô, xuất khẩu vào đà tăng tốc

Liên hệ quảng cáo: 0918 043 403 - toasoan@dnvnnews.com

Bản quyền của DOANH NHÂN VIỆT NAM