Dự án được tỉnh Quảng Nam phê duyệt tháng 11/2004, trên diện tích 2ha, thuộc thôn Bầu Ốc Thượng (xã Cẩm Hà, TP Hội An), với tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng do công ty Công trình công cộng Hội An làm chủ đầu tư.
Việc xây dựng nhà hỏa táng Hội An được đánh giá là một dự án quan trọng, giúp người dân giải quyết áp lực về nơi an táng, thay đổi tập quán địa táng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường...
Một hạng mục bị xuống cấp, cỏ mọc um tùm |
Dự án được khởi công vào tháng 9/2005, đơn vị thi công là công ty Xây dựng và cấp thoát nước Quảng Nam, dự kiến đưa vào sử dụng vào tháng 12/2006, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành và bị bỏ hoang.
Công trình dang dở đã xuống cấp trầm trọng, phần tường rào xập xệ, cổng hư hỏng, đường dẫn từ cổng vào khu vực trung tâm xói lở, cỏ mọc um tùm.
Các hạng mục khu nhà chính, khu phục vụ hỏa táng, nhà tưởng niệm, sân đường nội bộ, hồ nước, trạm cấp gas… xuống cấp theo thời gian. Tường phía trong các khu nhà đã bị bong tróc loang lổ, hệ thống mái che bị hư hỏng nặng, các hệ thống đường ống dẫn nước bị đào bới, lấy hết thiết bị.
Nhiều hạng mục xây dở dang, hư hỏng theo thời gian |
Vì sao công trình đắp chiếu?
Phó giám đốc công ty Công trình công cộng Hội An Trần Hữu Ngọc, cho biết, công trình bị ngừng trệ do đơn vị thi công không đủ phương tiện và năng lực thi công, không đảm bảo tiến độ.
“Sau hơn 2 năm kể từ ngày khởi công, đơn vị thi công vẫn không hoàn thành dự án như đã ký kết. Chúng tôi đã kiến nghị thành phố xem xét và được chấp nhận cho thanh lý hợp đồng, nhằm lập lại hồ sơ để tìm đơn vị khác thay thế.
Hiện chúng tôi đã thanh toán khoảng 2,3 tỷ đồng cho khối lượng xây lắp của đơn vị thi công. Nhưng sau nhiều lần hối thúc để thanh lý hợp đồng, đơn vị thi công vẫn chưa gửi hồ sơ”, ông Ngọc cho hay.
Theo Chủ tịch TP Hội An Nguyễn Văn Dũng, dự án nhà hỏa táng chưa thể tái đầu tư vì thanh quyết toán giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công vẫn chưa giải quyết xong.
Khu vực nhà để tro cốt hư hỏng nặng |
“Để dự án tái đầu tư cũng khó, nếu có đầu tư thì cũng phải phá bỏ nhiều hạng mục vì công trình đã xuống cấp do được xây từ năm 2005.
Sau khi chủ đầu tư và đơn vị thi công chấm dứt hợp đồng, địa phương sẽ tìm nhà đầu tư hay doanh nghiệp đầu tư lại dự án bằng nguồn vốn xã hội hóa”, ông Dũng cho biết thêm.
Đợt mưa lũ vừa qua khiến cầu Cành Nàng (cầu La Hán) bắc qua sông Mã, Thanh Hóa bị nước xô dịch chuyển nhiều nhịp.
Từ năm 2009 đến nay, mặt cầu Thăng Long luôn rơi vào tình trạng sửa xong chưa được bao lâu lại hỏng.
Dự án đường nối khu di tích Lê Hồng Phong với xứ ủy Trung Kỳ (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) mới thông xe đã nứt toác, sạt lở hơn 100m.
Cầu vượt Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đình Vũ chưa đưa vào sử dụng đã nứt lớn kéo dài do thời tiết xấu.
Một doanh nghiệp tại Quảng Nam muốn đầu tư cáp treo dài hơn 7km tại phố cổ Hội An với tổng mức đầu tư 2.150 tỷ đồng, nhưng không được đồng ý.
Cầu Duy Phước - Cẩm Kim (TP Hội An, Quảng Nam) vừa đưa vào sử dụng được 2 tháng đã sạt lở, xuống cấp nặng sau một đợt lũ.
Lê Bằng
Liên hệ quảng cáo: 0918 043 403 - toasoan@dnvnnews.com
Bản quyền của DOANH NHÂN VIỆT NAM