Ông Jamie Dimon, CEO JPMorgan
Chia sẻ với CNBC, ông Jamie Dimon, CEO JPMorgan cho rằng, lãi suất tăng lên, lạm phát ở mức kỷ lục và các xung đột địa - chính trị… có thể đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Hiện tại, các khoản tiết kiệm, cùng với những gói hỗ trợ của chính phủ sau đại dịch đang giúp người tiêu dùng có thể chi tiêu ở mức ổn định. Tuy nhiên, lạm phát và lãi suất cao sẽ “ăn mòn” mọi thứ.
CEO JPMorgan dự báo, mức chi tiêu năm 2022 sẽ không kéo dài lâu và nhấn mạnh tới rủi ro liên quan tới Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Các xung đột địa chính trị, bao gồm xung đột Nga – Ukraine và căng thẳng thương mại với Trung Quốc cũng có thể tạo nên những cơn bão với thị trường. Cùng với đó, đồng USD mạnh hơn sẽ gây tác động phức tạp tới các thị trường giao dịch toàn cầu, khiến một số hàng hoá, trong đó có dầu mỏ, trở nên đắt đỏ hơn.
“Khi nhìn về phía trước, những yếu tố kể trên sẽ làm trật bánh nền kinh tế, khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái sâu hơn. Đó có thể là một cơn bão, mà chúng ta vẫn chưa thể hiểu hết”, Jamie Dimon cho biết.
Bà Mary Barra, CEO General Motors
CEO General Motors Mary Barra cho biết, nền kinh tế sẽ đối diện nhiều cơn gió nghịch chiều trong năm 2023.
Theo vị CEO này, hiện Công ty vẫn đang chứng kiến sức tiêu dùng mạnh, nhưng buộc phải cẩn trọng để chuẩn bị cho trường hợp nhu cầu sụt giảm, tương tự biến cố từng xảy ra trước đây. Trong đại dịch, khi người tiêu dùng chi tiêu ít hơn cho đi lại và các loại hình dịc
Bên cạnh đó, một số vấn đề sau đại dịch như thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn, chuỗi cung ứng toàn cầu gặp trục trặc sẽ tiếp tục hiện diện trong năm 2023.
Ông Scott Kirby, CEO United Airlines
Chia sẻ với CNBC, CEO United Airlines Scott Kirby cho biết, Công ty bước vào năm 2023 với tâm thế lạc quan, dù có khả năng nền kinh tế “rơi vào suy thoái trước động thái nâng lãi suất của Fed”.
Ngành hàng không nói riêng và dịch vụ vận chuyển nói chung đang hồi phục tích cực sau đại dịch. Tuy nhiên, nhu cầu không gia tăng mạnh và đây có thể là chỉ báo của việc chuẩn bị có một cuộc suy thoái. Chưa kể, tuy đang phục hồi, nhưng các công ty vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có thiếu hụt nhân sự, nhất là phi công và chi phí năng lượng đắt đỏ.
Ông Lance Fritz, CEO Union Pacific Railroads
“Dịch vụ vận chuyển toàn cầu đang đi xuống. Đây chính là dấu hiệu của nhu cầu tiêu dùng giảm sút và nền kinh tế thắt chặt”, CEO Union Pacific Railroads Lance Fritz cho biết.
Cũng theo vị CEO này, thị trường nhà ở trầm lắng, nhu cầu đóng gói - vận chuyển đi xuống là điều mà Công ty có thể cảm nhận rõ ràng từng ngày. Với việc Fed mạnh tay nâng lãi suất, nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái năm 2023, việc chi tiêu và nhu cầu tiêu dùng giảm sút là chắc chắn.
Bên cạnh đó, một số vấn đề sau đại dịch như thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn, chuỗi cung ứng toàn cầu gặp trục trặc sẽ tiếp tục hiện diện trong năm 2023.
Ông Scott Kirby, CEO United Airlines
Chia sẻ với CNBC, CEO United Airlines Scott Kirby cho biết, Công ty bước vào năm 2023 với tâm thế lạc quan, dù có khả năng nền kinh tế “rơi vào suy thoái trước động thái nâng lãi suất của Fed”.
Ngành hàng không nói riêng và dịch vụ vận chuyển nói chung đang hồi phục tích cực sau đại dịch. Tuy nhiên, nhu cầu không gia tăng mạnh và đây có thể là chỉ báo của việc chuẩn bị có một cuộc suy thoái. Chưa kể, tuy đang phục hồi, nhưng các công ty vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có thiếu hụt nhân sự, nhất là phi công và chi phí năng lượng đắt đỏ.
Ông Lance Fritz, CEO Union Pacific Railroads
“Dịch vụ vận chuyển toàn cầu đang đi xuống. Đây chính là dấu hiệu của nhu cầu tiêu dùng giảm sút và nền kinh tế thắt chặt”, CEO Union Pacific Railroads Lance Fritz cho biết.
Cũng theo vị CEO này, thị trường nhà ở trầm lắng, nhu cầu đóng gói - vận chuyển đi xuống là điều mà Công ty có thể cảm nhận rõ ràng từng ngày. Với việc Fed mạnh tay nâng lãi suất, nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái năm 2023, việc chi tiêu và nhu cầu tiêu dùng giảm sút là chắc chắn.
Theo Báo Đầu Tư
Liên hệ quảng cáo: 0918 043 403 - toasoan@dnvnnews.com
Bản quyền của DOANH NHÂN VIỆT NAM