Câu Chuyện Đời Sống

BS Đông y khuyên 6 bí mật dưỡng sinh "linh nghiệm": Mỗi người đều nên áp dụng

Thời tiết chuyển mùa là lúc con người rất dễ bị ốm, bệnh tật tấn công. Đây là những bí quyết quan trọng giúp bạn giữ được sức khỏe mà không cần phải lo lắng quá nhiều.

Thời tiết đang chuyển mùa, nhiệt độ bắt đầu hạ xuống và sẽ có xu hướng lạnh hơn. Ngoài việc giữ ấm, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống và tham gia tập thể dục để tăng cường khả năng chống chọi với thời tiết của cơ thể.

Vì sao khi thời tiết chuyển mùa chúng ta lại phải chăm sóc sức khỏe cẩn thận hơn? Nếu bạn có kinh nghiệm dưỡng sinh, bạn chắc chắn sẽ biết đây là thời điểm nhạy cảm, thời tiết thay đổi, bệnh tật phát sinh, sức đề kháng của con người suy giảm, rất dễ bị bệnh tật tấn công. 

Sau đây là những lời khuyên dưỡng sinh dưới góc nhìn của các bác sĩ Đông y trên kênh BS Gia đình (TQ) bạn nên tham khảo sớm. 

1, Nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho phổi, lá lách và dạ dày 

Rửa sạch khoảng 20 gram bách hợp và ngân nhĩ, 50 gram khoai mỡ cho vào nồi và nấu trong nửa giờ, sử dụng mỗi ngày một lần. Hoa bách hợp có tác dụng làm ẩm phổi, nấm trắng ngân nhĩ có thể làm ẩm phổi và lá lách, giúp giảm mệt mỏi và cải thiện khả năng miễn dịch. 

Khoai mỡ có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của lá lách và nuôi dưỡng âm, cải thiện khả năng vận chuyển của lá lách và dạ dày. 

BS Đông y khuyên 6 bí mật dưỡng sinh linh nghiệm: Mỗi người đều nên áp dụng - Ảnh 1.
 

2, Duy trì nhịp độ công việc và nghỉ ngơi thường xuyên 

Thời tiết thay đổi, bạn cần đi ngủ sớm và dậy sớm. Bạn có thể có được rất nhiều tinh khí khi bạn đi ngủ sớm, và phổi có thể được kéo dài sự linh hoạt và khỏe mạnh hơn. 

Hãy nhớ thói quen đi ngủ sớm và sâu trước 11 giờ đêm và thức dậy vào khoảng 6 đến 7 giờ sáng. 

Hãy giữ cử chỉ khoan thai và chậm lại khi bạn thức dậy, không nên hoạt động quá nhanh. Vào buổi sáng, tốt nhất là mở mắt và vận động, di chuyển đầu và tay chân trên giường cho đến khi tỉnh tháo hẳn thì mới rời khỏi giường.

3, Tập thể thao nhiều hơn 

Thời tiết chuyển mùa là thời điểm tốt để tập thể dục. Hãy cố gắng chọn một bài tập yoga mềm mại, đi xe đạp hoặc đi bộ, v.v., để cơ thể bạn có thể ra mồ hôi nhẹ, bạn không cần phải tập thể dục vất vả, vì có thể sẽ làm tổn thương dương khí. 

Thông thường bạn có thể xoa bóp các huyệt vị như huyệt thần khuyết để có thể tạo ra cảm giác ấm áp cục bộ, từ đó mang lại hiệu quả làm ấm lá lách và dương khí, đồng thời có thể ngăn ngừa tiêu chảy.

4, Làm tốt việc giữ ấm cho cơ thể

Khi tiết trời se lạnh, bạn nên giữ ấm lưng và lòng bàn chân. Chỉ cần bạn giữ ấm được vùng lưng, bạn có thể duy trì sự cân bằng âm dương. 

Ngoài ra, khi bạn ngủ vào ban đêm, hãy cố gắng đóng cửa sổ để ngăn cái lạnh xâm nhập đột ngột vào cơ thể trong khi ngủ. 

Không những thế, hãy cố gắng đắp một chiếc chăn mỏng hoặc mặc một bộ đồ ngủ dày để tránh cảm lạnh xâm nhập vào vùng rốn, gây đau lưng và tiêu chảy.

5, Duy trì một thái độ sống tốt

Thời tiết chuyển mùa, cảm xúc của mọi người sẽ thay đổi rất nhiều vì giảm ánh sáng mặt trời và ảnh hưởng của nhiệt độ thấp lên mất tất cả mọi thứ. 

Vào mùa thu, bạn nên duy trì một tâm lý tốt, không để tâm trạng dao động quá nhiều, ngăn ngừa sự thay đổi thái độ bất ngờ như đang vui vẻ lại chuyển sang cáu gắt và dễ rơi vào những cảm xúc xấu. Hãy cố gắng duy trì trạng thái tâm hồn vui vẻ nhẹ nhõm, mọi suy nghĩ giữ lại sự thanh thản. 

Hàng ngày, nên cố gắng cười thường xuyên để có thể điều hòa các cơ quan hô hấp, cân bằng vùng bụng, ổn định nội tạng và vùng ngực.

6, Ăn cháo

  • GS dinh dưỡng: 5 nguyên tắc ăn uống "bắt buộc" để tránh và giảm bệnh gan nhiễm mỡ 

Thời tiết thay đổi, bạn nên ăn ít hoặc hạn chế tối đa đồ ăn lạnh và cay, nếu không sẽ làm hỏng lá lách và dạ dày. 

Mỗi buổi sáng, bạn có thể ăn một bát cháo để tăng cường cho lá lách và dạ dày, đồng thời cải thiện sức đề kháng, chẳng hạn như cháo sen, cháo gạo và cháo nấm trắng đều có thể mang lại hiệu quả nuôi dưỡng âm và giữ ẩm.

Vào mùa thu, bạn phải giữ ấm cơ thể và ngăn cảm lạnh xâm chiếm cơ thể. Đặc biệt ở vùng rốn, nơi có ít mỡ dưới da bao bọc xung quanh cơ thể và các dây thần kinh được phân bố dày đặc, có thể dễ bị cái lạnh xâm lấn dẫn đến tiêu chảy, trướng bụng và đau bụng. Ngoài ra, bàn chân nên được giữ ấm để tránh cảm lạnh và viêm phế quản. 

*Theo BS Gia đình (TQ)

 

Bình luận





Tin cùng danh mục
Khai trương tầng 4 Diamond Plaza - Địa điểm check-in lý tưởng cho các tín đồ ăn uống
Hướng dẫn làm bánh trôi pha lê ngon và đẹp mắt cho ngày Tết Hàn thực
Hành trình khám phá qua cây cầu treo được mệnh danh "nguy hiểm nhất thế giới"
Có một thành phố "Tây" ở phía Tây thành phố

Liên hệ quảng cáo: 0918 043 403 - toasoan@dnvnnews.com

Bản quyền của DOANH NHÂN VIỆT NAM